Ai đang có nguy cơ mắc bệnh gout?

Bệnh gout không phải của riêng nhà giàu

Uống nước lá vối có khỏi được bệnh gout không?

Ăn uống ở người bệnh gout

Người bị bệnh gout nên ăn gì?

Thảo dược nào chủ trị bệnh gout?

Theo BS Nguyễn Quốc Trường – Thượng tá Bệnh viện Quân đội 354, gout là nỗi ám ảnh của hầu hết người bệnh do những đau đớn và biến chứng nặng nề mà nó mang lại. Đa số các trường hợp là gout thứ phát, có nguyên nhân do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ acid uric trong máu, BS. Trường cho biết thêm.

Chẩn đoán bệnh gout

Bệnh khởi đầu bằng những cơn gout cấp tính thường gặp ở lứa tuổi 35 – 55 và ít khi trước 25 tuổi hoặc sau 65 tuổi. Cơn gout cấp xuất hiện đột ngột vào ban đêm, gây đau khớp, vị trí thường gặp là khớp bàn - ngón chân cái (60 - 70%). Sau đó, những cơn gout sẽ tấn công các vị trí khác như bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống.

Những cơn gout cấp thường đến vào ban đêm

Triệu chứng điển hình của cơn gout cấp là khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, thậm chí chạm nhẹ cũng rất đau. Bên cạnh thể điển hình, cũng có bệnh nhân ở thể nhẹ, kín đáo, đau ít dễ bị bỏ qua.

Việc sử dụng các thuốc tây y trong thời gian dài để điều trị gout có thể mang lại những tác dụng không mong muốn, có hậu quả xấu đối với sức khỏe như bệnh tim mạch (tác dụng phụ của steroid)… Do đó, chuyên gia y tế thường khuyên người bệnh nên chọn những phương pháp an toàn hơn mà vẫn có hiệu quả tương đương như sử dụng các sản phẩm ngồn gốc thảo dược tự nhiên.

Gout không thể được chẩn đoán chỉ đơn giản bằng một xét nghiệm máu vì có nhiều người có nồng độ acid uric trong máu ở mức cao nhưng lại không mắc bệnh. Thông thường, việc chẩn đoán xác định bệnh gout phải kết hợp giữa tiêu chí nồng độ acid uric trong máu tăng cao với biểu hiện lâm sàng là có đợt viêm, sưng, đau khớp dữ dội. Hoặc cũng có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc gout nếu tìm thấy tinh thể muối urat dưới kính hiển vi khi làm xét nghiệm máu.

Ngoài xét nghiệm máu, người bệnh cũng cần thực hiện xét nghiệm dịch khớp bị viêm. Dịch khớp được rút ra bằng một cây kim trong thủ thuật gọi là arthrocentesis (chọc dò dịch khớp). Thủ thuật này cũng giúp cho bệnh nhân cải thiện tình trạng đau khớp vì nó làm giảm áp lực trong khớp viêm và giảm đau.

Nếu không phát hiện được tinh thể muối urat trong dịch khớp, bác sỹ chưa thể kết luận ngay bệnh nhân có bị gout hay không mà phải đợi xuất hiện cơn gout cấp tiếp theo để làm xét nghiệm chọc dò dịch khớp.

Việc chẩn đoán bệnh nhân có bị gout hay không là cực kỳ quan trọng vì nếu kết luận sai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bệnh nhân cùng với việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cây trạch tả - một vị thuốc quý giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể, phòng ngừa cơn gout cấp

Điều trị bệnh gout như thế nào?

Hiện nay, bệnh gout chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các bác sỹ có thể giúp bệnh nhân điều trị triệu chứng và kiểm soát căn bệnh này. Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 24h sau khi bắt đầu điều trị.

Các phương pháp điều trị gout sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: Tuổi tác của người bệnh, những loại thuốc họ đang sử dụng, tiền sử các bệnh liên quan… Nhưng trong cơn gout cấp, người bệnh thường được điều trị bằng thuốc chống viêm, giảm đau:

Trong Đông y, có một dược liệu quý được biết đến với khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể rất tốt là cây trạch tả. Vị thuốc này kết hợp với nhiều loại thảo dược khác như: Ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh… có tác dụng giảm đau, giảm sưng khớp, dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả, ngăn chặn các biến chứng do gout gây ra.

-         Nhóm thuốc NSAIDs (thuốc chống viêm giảm đau không chứa steroids) như ibuprofen, naproxen… có hiệu quả trong điều trị các cơn gout cấp tính. Những loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng, giảm viêm và giảm đau trong vòng vài giờ sau khi uống.

-         Corticosteroids (còn gọi là steroid), có thể được chỉ định cho bệnh nhân khi không có các thuốc NSAIDs. Steroid có thể được tiêm vào các khớp bị ảnh hưởng hoặc sử dụng đường uống để làm giảm đau, giảm viêm nhanh.

-         Colchicine thường được sử dụng để điều trị cơn gout cấp và bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng một vài giờ sau khi uống. Thuốc này thường sử dụng trong 1 thời gian ngắn do những lo ngại về tác dụng phụ của nó.

Gout là một bệnh mạn tính. Do đó, ngoài việc điều trị những cơn gout cấp, người bệnh nên đặc biệt chú ý giữ nồng độ acid uric trong máu trong giới hạn cho phép bằng một số loại thuốc làm giảm hoặc tăng đào thải nồng độ acid uric máu và các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có thành phần chính trạch tả. Những cơn gout cấp có thể “ghé thăm” bất kỳ lúc nào nhưng nếu người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì thời gian tái phát sẽ kéo dài, thậm chí lên đến hơn 10 năm.

Tiêu Bắc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết