Đối mặt nguy cơ suy thận ở người bệnh gout

Người bệnh gout có nguy cơ bị suy giảm chức năng thận

Podcast: Vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị suy thận?

Hướng dẫn cách xây dựng chế độ ăn cho người suy thận

Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

Nguyên nhân gây suy giảm ham muốn tình dục ở nam giới?

Bệnh gout ảnh hưởng đến thận thế nào?

Ở người bị gout (hay gút), tinh thể natri urat lắng đọng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có thận. Bệnh gout gây tổn thương thận chủ yếu qua 2 cơ chế:

- Cơ chế trực tiếp: Sự lắng đọng tinh thể muối urat tại các tổ chức thận gây tổn thương trực tiếp cầu thận, ống thận,... dẫn đến tình trạng viêm hoặc hình thành sỏi thận. Tình trạng này kéo dài sẽ diễn tiến đến suy thận.

- Cơ chế gián tiếp: Điều trị bệnh gout bằng một số loại thuốc như corticoid, thuốc giảm đau không steroid NSAIDs (diclofenac, ibuprofen, naproxen,...) cũng có thể gây ra tác dụng phụ làm suy giảm chức năng thận.

Biện pháp giúp tăng cường chức năng thận, đề phòng suy thận do gout

Theo thống kê, khoảng 20% bệnh nhân gout có tổn thương thận. Mức độ suy thận càng nặng, đến giai đoạn cuối có thể phải lọc máu để duy trì sự sống, làm tăng nguy cơ các biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí tử vong. Để quá trình điều trị hiệu quả cần cân nhắc phối hợp điều trị gout với tăng cường chức năng thận của người bệnh, phòng ngừa nguy cơ suy thận.

Một số lưu ý giúp người bệnh gout cải thiện chức năng thận gồm:

 

- Người bệnh gout nên giảm ăn thực phẩm nhiều đường (như nước ngọt, bánh, kẹo, mứt,…); Hạn chế thực phẩm giàu purin (như thịt đỏ, hải sản,...) và thực phẩm nhiều natri (như thức ăn chế biến sẵn, nước mắm, muối); Giảm đồ uống có cồn; Hạn chế thực phẩm giàu oxalate (như cải xoăn, rau mùi, rau ngót, đậu tương, cà chua, cà rốt, chocolate đen, đậu phụ và củ cải đường).

- Tăng cường ăn rau xanh và trái cây tươi; Uống đủ nước; Tăng cường hoạt động thể chất.

- Định kỳ kiểm tra sức khỏe, đánh giá chức năng thận ở người bệnh gout. Khi có bệnh thận mắc kèm cần lưu ý điều trị bệnh thận trước, đến khi chức năng thận được cải thiện mới điều trị các triệu chứng của gout.

- Phối hợp điều trị giữa thuốc tây và dùng sản phẩm thảo dược giúp bổ thận, chăm sóc sức khoẻ thận, hỗ trợ phòng ngừa suy thận do gout, điển hình là sản phẩm chứa dành dành.

Theo y học cổ truyền, cây dành dành được sử dụng để hỗ trợ cải thiện bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch ở thận, hỗ trợ lưu thông máu và điều hòa huyết áp. Dành dành cũng được nghiên cứu hiện đại chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu đến thận, hỗ trợ chống xơ hóa và giảm tổn thương thận.

Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều thảo dược quý khác như: Đan sâm, hoàng kỳ, linh chi đỏ, râu mèo... sản xuất theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp bổ thận, lợi tiểu; Hỗ trợ giảm biểu hiện phù thũng, rối loạn tiểu tiện, vô niệu do thận kém.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, tỷ lệ người dùng hài lòng về sản phẩm chứa thành phần chính là dành dành lên đến 92,9%.  

Nguyễn Thanh (Tổng hợp)

 

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

*Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 
H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu