- Chuyên đề:
- Bệnh mề đay
Biến chứng mề đay đe dọa tính mạng của người bệnh
Bệnh mề đay “điều hòa”
Vì đâu mề đay lên mãi mà không dứt?
Nổi mề đay luôn do dị ứng gây ra?
Hè về, bệnh mề đay “ngóc đầu” đón nắng
Suýt gặp họa vì “ăn thêm” chút hải sản
Mề đay thường “đến rồi lại đi”, ngoài cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và khó chịu, nó thường không gây nguy hiểm. Đó cũng là nguyên nhân khiến chị Hải (Hải Dương) phải nhập viện cấp cứu chỉ vì coi thường các biến chứng của căn bệnh này.
Chị Hải bị dị ứng với hải sản mức độ nhẹ, chị thường chỉ ăn một chút cá tôm sông nhỏ chứ hải sản thì ít khi ăn, mỗi lần chị ăn không nhiều nên chỉ bị mẩn ngứa ngoài da.
Bệnh nhân bị dị ứng, nổi mề đay với hải sản cần kiêng loại thức ăn này
Một lần đi du lịch cùng cơ quan cũng là chuỗi ngày khiến chị có lẽ sẽ nhớ mãi không quên trong suốt cuộc đời. Sau một ngày chơi mệt nghỉ ở bãi biển, buổi tối, mọi người tập trung để ăn tiệc hải sản trên tàu đi ra vịnh Hạ Long. Phần vì tiếc đồ ăn quá nhiều, phần lại trong không khí vui vẻ cùng đồng nghiệp, chị đã “ăn nhiều hơn” thường lệ.
Chuyện gì phải đến cũng đã đến, 12 giờ đêm, một người bạn cùng phòng chị tá hỏa khi phát hiện chị bị nôn, mề đay nổi khắp người và kêu khó thở, mọi người lập tức đưa chị đi cấp cứu.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh mề đay
Theo TS. Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Viện Da liễu Trung ương, đối với bệnh nhân bị mắc mề đay thể nặng, bệnh nhân thường có các biến chứng như: Bị phù mạch, môi sưng vù, nổi mề đay ở trong ruột, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài…
Dịch trong mạch máu tiết xuất liên tục làm cho người bệnh bị mất nước nghiêm trọng, phù thanh quản, khí quản làm cho bệnh nhân khó thở, là các tình trạng mề đay gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc.
Trong y khoa, có hai yếu tố rất quan trọng khi xác định nổi mề đay có phải là một trường hợp phải cấp cứu hay không: Bệnh nhân có bị khó thở hay không; Bệnh nhân có bị đau bụng hay không?
Phòng bệnh mề đay, ngăn ngừa biến chứng
TS. Doanh cho rằng, bất cứ bệnh nhân mắc bệnh mề đay nào cũng cần phải biết được nguyên tắc điều trị mề đay dưới đây:
Trong điều trị mề đay mạn tính, có từng mức độ của thuốc đáp ứng với từng mức độ khác nhau của bệnh. Khi đã xác định được loại thuốc phù hợp, các bác sỹ mới tăng dần liều điều trị để đạt được hiệu quả cao hơn.
Nguyên tắc thứ hai là phải tìm được nguyên nhân gây nổi mề đay để loại trừ khả năng tiếp xúc với các nguyên nhân đó. Ngoài ra bệnh nhân cần được tăng cường chức năng gan, thận để lọc và đào thải chất gây dị ứng để ngăn ngừa tái phát. Cộng hai nguyên tắc này lại, chúng ta sẽ có cách điều trị mề đay hiệu quả.
Để ngăn ngừa biến chứng do mề đay, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với nguyên nhân gây nổi mề đay. Nếu bệnh nhân vừa nổi mề đay, vừa có các triệu chứng như môi sưng, lưỡi sưng, đau bụng dữ dội, khó thở thì người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay để được điều trị sớm.
Tiêu Bắc H+
Bình luận của bạn