Vì đâu mề đay lên mãi mà không dứt?

Mề đay mạn tính là do tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng trong thời gian dài

Nổi mề đay luôn do dị ứng gây ra?

Hè về, bệnh mề đay “ngóc đầu” đón nắng

Mề đay tự phát song hành cùng bệnh tuyến giáp

Mề đay lạnh - Căn bệnh không chỉ riêng mùa Đông

Khổ sở vì mề đay dai dẳng

Trên thế giới, bệnh mề đay ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số và cô sinh viên trẻ trường Văn hóa Hà Nội T.T.Hà cũng là một trong số đó. Nhưng tình trạng nổi mề đay của Hà lại còn nằm trong top những bệnh nhân nặng. Mỗi khi “cơn” mề đay nổi lên, cô lại bị ngứa ngáy một thời gian dài, nhanh thì một hai tuần, chậm thì đôi khi mề đay kéo dài cả tháng trời khiến cô khổ sở vì ngứa và vì phải bịt kín từ đầu đến chân để che lại mỗi khi ra ngoài.

Nổi mề đay gây ngứa ngáy, nóng rát khó chịu

Hà cho biết, cô thường bị nổi mề đay vào những ngày nắng nóng. “Chỉ cần nắng nóng một hôm, em ra ngoài dính nắng là vùng da lại nổi mề đay kéo dài”. Mùa hè là mùa khổ nhất trong năm của cô gái trẻ này. Mề đay nổi lên khiến vùng da ngứa ngáy, thời tiết nóng khiến cho những vết mề đay còn trở nên nóng rát cực kỳ khó chịu, chỉ khi uống thuốc vào, mề đay mới giảm đi nhưng hôm nào quên hoặc hết thuốc, đó thực sự là một thảm họa.

Mề đay “dài”, “ngắn” khác nhau

Theo TS. Lê Hữu Doanh – Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, mề đay là tình trạng da bị nổi lên những vết mẩn đỏ và rất ngứa, do cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường gây ra. Thông thường, những người bị nổi mề đay sẽ hết trong vòng từ 2 – 4 tiếng những cũng có những bệnh nhân bị nổi mề đay kéo dài gây khó chịu cho người bệnh, đôi khi còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nổi mề đay tiêu hóa, khó thở…

Mề đay là do cơ thể phản ứng lại các dị nguyên xâm nhập từ môi trường. Các tế bào Mast sẽ tiết ra histamine gây rò rỉ mạch máu dưới da tạo nên các vết mề đay. Do đó, mề đay mạn tính thường là do cơ thể phải tiếp xúc với dị nguyên trong thời gian dài mà bệnh nhân không biết.

“Điều quan trọng với những bệnh nhân bị nổi mề đay là phải xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay, mặc dù điều này sẽ rất khó với đa số bệnh nhân”, TS. Doanh cho biết. Hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố gây nổi mề đay là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tăng cường sức đề kháng của mình để chống lại các yếu tố gây nổi mề đay từ môi trường bằng các loại thảo dược tự nhiên, đã được ứng dụng trong các sản phẩm thực phẩm chức năng an toàn.

Tiêu Bắc H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu