Mèo cào, một vết xước nhỏ ngoài da cũng có thể ẩn chứa bệnh mà bạn cần biết
Những lợi ích không ngờ khi nuôi thú cưng
Cậu bé tự kỷ đã thay đổi khi làm bạn với… rắn
Cách tìm bạn thân cho trẻ tự kỷ
Tranh vẽ hài hước minh chứng từ "chảnh mèo" chuẩn hơn là "chảnh chó"
Vi khuẩn Bartonella henselae có trong nước bọt của một con mèo bị nhiễm bệnh (mèo bị nhiễm khuẩn không có triệu chứng biểu hiện bệnh cụ thể). Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết trầy xước hoặc tổn thương trên da. Mọi người có khả năng bị lây nhiễm bệnh cao vào mùa thu và trẻ em có nhiều khả năng hơn người lớn. Nên bạn cần chú ý khi cho con đùa nghịch cùng mèo.
Các triệu chứng của bệnh mèo cào
Thường bệnh không gây triệu chứng trong vài ngày đầu tiên sau khi tiếp xúc cùng mèo, trong thời gian này, các vi khuẩn đang được sinh sôi và nhân lên trong cơ thể. Khoảng 3 - 10 ngày sau, qua vết trầy xước, bạn có thể nhận ra nó bị sưng lên, có thể gây tổn thương trên cả cánh tay, da đầu, bàn tay… Một vài ngày sau nữa, có thể sẽ thấy các hạch bạch huyết nổi lên ở gần những chỗ bị thương.
Các triệu chứng khác liên quan đến bệnh mèo cào như: Đau bụng, ăn không ngon, sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, phát ban, viêm họng…
Chơi cùng những chú mèo, bạn hoặc trẻ có thể bị liếm, cào hoặc cắn
Bệnh mèo cào thường không gây biến chứng nặng
Mèo cào gây bệnh thường không có biến chứng nặng. Tuy nhiên, một số người có thể bị sốt cao, một số người miễn dịch kém có thể bị nhiễm trùng trong xương, viêm gan, khớp, phổi… Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC), các triệu chứng nghiêm trọng nhất thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Bạn cần liên hệ với bác sỹ khi bị mèo cào và có các triệu chứng: Một vết mèo cắn lâu không liền, các khu vực màu đỏ xung quanh vết cắn được mở rộng ra, sốt kéo dài hơn 2 ngày sau khi bị mèo cào, cắn, vết cắn càng ngày càng đau và bị nổi hạch…
Cách điều trị bệnh mèo cào
Hầu hết các trường hợp bị bệnh mèo cào đều nhẹ, các bác sỹ sẽ chưa chỉ định điều trị, trừ khi các triệu chứng nặng hơn mới cần dùng đến kháng sinh.
Cách điều trị tại nhà rất đơn giản, chỉ cần nghỉ ngơi tại giường và uống thuốc giảm đau khi các vết thương gây đau đớn. Nếu là trẻ nhỏ, cần tránh cho trẻ sờ vào các hạch bạch huyết. Khi một người bị bệnh mèo cào 1 lần, họ sẽ khó bị bệnh này một lần nữa.
Cách ngăn chặn bệnh mèo cào
Nếu một thành viên trong gia đình bị bệnh mèo cào, những người khác nên thận trọng với con mèo trong gia đình và đưa chúng đi bác sỹ thú y kiểm tra.
Không cho phép môt con mèo liếm vết thương hoặc ở các khu vực da hở. Bạn cũng không nên vuốt ve con mèo đi lạc hoặc đi hoang. Và rửa tay cùng các khu vực tiếp xúc sau khi chơi với mèo.
Dọn vệ sinh nhà cửa thường xuyên để tránh bọ chét, chú ý khi chơi với mèo để tránh bị mèo cào, cắn. Nếu nuôi mèo phải cho đi tiêm đủ các mũi phòng bệnh cho thú cưng của mình.
Bình luận của bạn