TS. BS Vũ Văn Giáp – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai đang tư vấn cho bệnh nhân trong buổi khám miễn phí COPD ngày 28/11
6 dấu hiệu thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Yoga cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân COPD
Cách cải thiện "chuyện ấy" ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm từ từ, không có khả năng hồi phục các chức năng hô hấp ở người bệnh.
Bệnh nhân COPD nếu được điều trị tốt hoàn toàn có thể sống trường thọ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 2 dạng chủ yếu là: Dạng viêm phế quản mạn tính và dạng khí phế thũng. Trong viêm phế quản mạn tính có hiện tượng viêm và phù lớp lót đường thở làm hẹp và tắc nghẽn đường thở. Viêm cũng kích thích sản xuất chất nhày (đờm) làm tăng tắc nghẽn. Theo TS. BS Vũ Văn Giáp – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, các cơn COPD cấp có thể tước đoạt tính mạng bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cũng theo TS. BS Giáp, bệnh nhân mắc COPD thường có tiền sử trong một thời gian dài tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, hút thuốc lá, thuốc lào, chủ động hoặc thụ động. Đo chức năng phổi của bệnh nhân sẽ giúp phát hiện các dấu hiệu của COPD, từ đó có phương án điều trị kịp thời. “Nếu bệnh nhân phát hiện muộn, các triệu chứng khó thở đã xuất hiện thì chức năng phổi chỉ còn lại 50%. Đó là giai đoạn muộn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn”, BS Giáp cho biết thêm.
COPD gây ra nhiều gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình và xã hội. Bệnh nhân suy giảm chức năng hô hấp sẽ có một cuộc sống khó chịu, căng thẳng. Mỗi lần nhập viện là mỗi lần tốn kém chi phí của gia đình, gánh nặng cho chi phí y tế của bảo hiểm xã hội.
Mục tiêu trong điều trị COPD là giảm xuống thấp nhất các đợt COPD cấp nặng. BS Giáp cho biết, COPD không có khả năng chữa khỏi nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể sống chung với căn bệnh này. “Tôi đã gặp những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính sống tới 80, 90 thậm chí là 100 tuổi, tử vong vì những nguyên nhân khác mà không phải là COPD”, BS Giáp chia sẻ.
Để tăng cường tuổi thọ và giảm tỷ lệ tử vong do COPD, người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm, tránh xa môi trường ô nhiễm khói bụi, không hút thuốc lá, thuốc lào dù là chủ động hay bị động. Đây cũng là những lưu ý giúp bệnh nhân COPD tái hòa nhập với cộng đồng, sống một cuộc sống vui khỏe và có ích cho xã hội.
Bình luận của bạn