Bệnh túi mật – Khi nào cần chữa?

Phần lớn các bệnh của túi mật gây ra khi thành túi mật bị viêm hoặc kích ứng

Giữ chi viên sỏi trong túi mật?

Polyp túi mật: Mổ hay... "kệ"?

Chế độ dinh dưỡng cho người bị cắt túi mật

TPCN Kim Đởm Khang – Giúp tăng cường sức khỏe gan mật

Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm ngay dưới gan. Nhiệm vụ chính của túi mật là điều tiết dịch mật qua ống mật chủ vào ruột non để phá vỡ cấu trúc của chất béo giúp cho cơ thể hấp thu tốt hơn. 

Mặc dù bệnh túi mật bệnh khá phổ biến ở Việt Nam nhưng có đến 80% các trường hợp mắc sỏi không có triệu chứng, nếu có cũng rất mơ hồ như đau, sốt thoảng qua, nôn, buồn nôn. Người bệnh thường chỉ phát hiện ra các vấn đề túi mật khi bị đau hoặc tình cờ xuất hiện trên kết quả khám định kỳ. Sau đây là một số bệnh lý về túi mật thường gặp:

Sỏi túi mật

Sỏi túi mật gặp nhiều nhất trong các bệnh của túi mật. Sỏi phát triển khi các chất trong dịch mật (như cholesterol, muối mật, và calci) tạo thành các hạt cứng gây cản trở dịch mật lưu thông.

Kích thước của sỏi có thể chỉ nhỏ như một hạt cát cho đến to như quả trứng gà. Nó có thể không gây đau đớn hay bất cứ một dấu hiệu gì ở hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nó có thể gây nguy hiểm cho một số người, với các dấu hiệu đau quặn, nôn, sốt.

Bệnh sỏi túi mật

Viêm túi mật

Viêm túi mật cấp tính thường được gây ra bởi sỏi mật nhưng cũng có thể là kết quả của các khối u hoặc các bệnh khác nhau. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột ngay sau bữa ăn làm người bệnh đau đớn ở vùng hạ sườn phải hoặc lan ra vai phải. Trong nhiều trường hợp có kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, vàng da.

Viêm túi mật mạn tính là tình trạng viêm túi mật cấp tính tái diễn nhiều đợt. Khi đó túi mật sẽ co lại và mất chức năng lưu trữ và tống xuất mật. Ở trường hợp này, dấu hiệu thường gặp là: Đau bụng, lợm giọng, buồn nôn.

Viêm túi mật đôi lúc cũng dẫn đến những tình trạng cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm như vỡ túi mật.

Rối loạn chức năng túi mật (bệnh túi mật mạn tính)

 Bệnh lý này có thể khiến cho túi mật trở nên cứng hơn, gây sẹo do sỏi mật và tình trạng viêm nhiễm lặp đi lặp lại. Các triệu chứng hay gặp thường xuyên hơn nhưng rất mơ hồ như cảm giác đầy bụng, khó tiêu và ợ nóng. Tiêu chảy mạn tính cũng là một trong những triệu chứng phổ biến, thường xảy ra sau bữa ăn và có thể lên đến 10 lần/ngày.

Khi nào cần đi khám bệnh lý túi mật?

Bệnh lý túi mật thường không có triệu chứng nào đặc trưng rõ ràng, nhưng hầu hết các triệu chứng của bệnh túi mật sẽ bắt đầu với đau ở vùng bụng trên, hoặc là ở phía trên bên phải hoặc ở giữa.

Bệnh túi mật thường gây đau bụng dữ dội vùng gan (hạ sườn phải)

Các dấu hiệu của bệnh lý túi mật:

- Đau bụng dữ dội;

- Đau bụng có thể mở rộng ra bên dưới xương bả vai phải hoặc đau lan ra sau lưng;

- Đau nặng hơn sau khi ăn một bữa ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều béo hoặc nhiều dầu mỡ;

- Đau tăng lên khi bạn hít vào thật sâu;

- Đau ngực;

- Ợ nóng, khó tiêu, và đầy hơi;

- Cảm giác no ở vùng bụng;

- Nôn mửa, buồn nôn, sốt;

- Run rẩy và ớn lạnh;

- Đau ở vùng bụng, đặc biệt là các góc phần tư phía trên bên phải;

- Vàng da (vàng da và mắt).

Nếu có một vài triệu chứng ở trên, bạn nên đi khám bác sỹ để được chẩn đoán bệnh nếu có. Các bác sỹ sẽ chụp X-quang hoặc CT scan để phát hiện tình trạng bệnh. Trường hợp bệnh nặng, các bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật.

Tuệ Nhi H+


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa