Có những cách nào để phòng ngừa bệnh suy tim?

Suy tim có thể được phòng ngừa, đảo ngược nếu bạn phát hiện bệnh sớm

Tại sao người bệnh suy tim cần chú ý tới triệu chứng ho?

Những thực phẩm ngăn giữ nước, phù nề cho người bệnh suy tim

Curcumin có lợi gì với người bệnh suy tim?

Các triệu chứng bệnh suy tim cần cảnh giác

Nhận biết sớm khi trái tim dần trở nên yếu đi

Theo BS. W. H. Wilson Tang từ Cleveland Clinic (Mỹ), bất kỳ vấn đề tim mạch nào cũng đều có thể ảnh hưởng tới hoạt động của cơ tim, về lâu dài có thể dẫn tới suy tim.

Tuy nhiên, do các triệu chứng bệnh suy tim không mấy đặc trưng và dễ nhầm với các căn bệnh khác, việc tự chẩn đoán bệnh suy tim là khá khó khăn.

Do đó, để phòng ngừa bệnh, bạn nên hiểu về các yếu tố nguy cơ gây suy tim, từ đó cảnh giác hơn với các triệu chứng ho, phù, khó thở… nếu mình nằm trong số những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Một số điều bạn cần biết về các yếu tố nguy cơ gây suy tim

Bạn vẫn có thể khắc phục một số rủi ro gây suy tim

Các yếu tố gây suy tim như béo phì, lười vận động... đều có thể được khắc phục

Các yếu tố tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol cao hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tim. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống lành mạnh để hạ huyết áp, kiểm soát đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu đã được chứng minh có thể phòng ngừa bệnh suy tim.

Cẩn thận với yếu tố di truyền

Trung bình, cứ 3 người bệnh suy tim lại có 1 người mắc bệnh do có yếu tố di truyền. Hãy chú ý nếu trong gia đình bạn có người từng bị đau tim, bệnh cơ tim…

BS. W. H. Wilson Tang cho biết: “Yếu tố di truyền là một thông tin rất hữu ích để xác định bạn có nguy cơ cao mắc bệnh suy tim hay không. Các xét nghiệm di truyền có thể giúp chẩn đoán sớm bệnh suy tim, trước khi cơ tim bắt đầu có dấu hiệu suy yếu”.

Một số bệnh khác cũng có thể làm tăng nguy cơ bị suy tim

Tăng huyết áp, tắc nghẽn hoặc hẹp mạch vành là những tình trạng có thể gây suy tim ở những người có cholesterol cao, người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, rối loạn nội tiết tố (bệnh tuyến giáp) cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc suy tim cho một số người.

Thường xuyên tiếp xúc với một số loại thuốc, chất kích thích có thể gây tổn thương tim

Đôi khi, suy tim có thể xảy ra do các tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm thuốc điều trị ung thư, thuốc bổ sung nội tiết tố… Ngoài ra, các chất kích thích trong rượu bia, nước tăng lực… cũng có thể ảnh hưởng xấu tới cơ tim của bạn.

Các biện pháp phòng ngừa suy tim

- Những người có yếu tố di truyền nên chủ động xét nghiệm di truyền để có phương án phòng ngừa suy tim từ sớm.

- Tập thể dục và có chế độ ăn uống lành mạnh: Nhiều yếu tố nguy cơ gây suy tim có thể được cải thiện bằng cách tập thể dục đều đặn, có chế độ ăn uống lành mạnh. Tốt hơn hết, bạn nên theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) và cân nặng thường xuyên.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đôi khi, các triệu chứng bệnh suy tim như mệt mỏi, khó thở… thường dễ bị bỏ qua. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu… sẽ giúp các bác sỹ đánh giá sức khỏe cơ tim và giúp bạn phòng ngừa, phát hiện suy tim sớm.

Vi Bùi H+ (Theo Health.clevelandclinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch