Nghiên cứu mới sẽ giúp phụ nữ bị ung thư buồng trứng nhanh chóng phát hiện được bệnh
Băng vệ sinh giúp phát hiện ung thư buồng trứng
Kinh nguyệt không đều có thể gây ung thư buồng trứng
Dùng aspirin hàng ngày có thể giảm 20% nguy cơ ung thư buồng trứng
Đột phá trong điều trị ung thư buồng trứng ác tính
Dùng phấn rôm làm sạch "vùng kín" có nguy cơ ung thư buồng trứng
Cơ thể kháng với hóa trị liệu là nguyên nhân chính gây tử vong cho nhiều phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng (HGSC). Một tin vui cho những người phụ nữ chẳng may mắc phải căn bệnh này chính là: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các "dấu ấn sinh học" - được hiểu là biểu hiện của bệnh, bao gồm tất cả mọi thay đổi của tế bào có liên quan đến bệnh lý - giúp phụ nữ phát hiện được bệnh sớm và cải thiện khả năng phản ứng với hóa trị liệu, từ đó, cho kết quả điều trị ung thư buồng trứng một cách khả quan nhất.
Trong một tạp chí của người Anh viết về ung thư, các nhà nghiên cứu cho biết, việc tìm ra các "dấu ấn sinh học" sẽ giúp bệnh nhân bị ung thư buồng trứng có được sự lựa chọn điều trị tốt hơn. Một giải pháp triển vọng khác trong việc cải thiện phương pháp điều trị ung thư buồng trứng là liệu pháp miễn dịch. Mục đích của liệu pháp này là thúc đẩy, tăng cường hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để tham gia vào cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tiếp tục xây dựng, phát triển nghiên cứu về sự cộng hưởng giữa sức đề kháng của cơ thể với hóa trị liệu trong việc điều trị bệnh HGSC. Madhuri Koti - tác giả nghiên cứu thuộc Đại học Queen ở Kingston (Canada) cho biết: Nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng là do sự thay đổi gene liên quan đến một protein được gọi là NF-KB. Các protein này kiểm soát cơ chế phiên mã của DNA và đóng một vai trò gây viêm, thay đổi cơ chế miễn dịch, tăng sinh tế bào...
Việc phát ra các "dấu hiệu sinh học" của bệnh HGSC giúp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu "crosstalk" - hiện tượng cảm biến siêu âm - nhằm tìm hiểu môi trường vi mô của các tế bào ung thư bên trong khối u. Họ đặc biệt quan tâm đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến NF-KB và các tín hiệu gây ra những phản ứng khác nhau với phương pháp hóa trị liệu ở bệnh nhân HGSC.
Trong phần đầu tiên của nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã kiểm tra biểu hiện của 184 gene liên quan đến chứng viêm trong các mẫu trên 30 mô khối u HGSC được đông lạnh. Kết quả cho thấy, có khoảng một nửa khối u đã có biểu hiện chống lại phương pháp hóa trị liệu.
Đặc biệt, trong số đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra 11 gene khác nhau được thể hiện trong khối u "chemoresistant", "chemosensitive", quan trọng nhất là một gene mã hóa cho một protein được gọi là STAT1 kháng lại với hóa trị liệu.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mẫu khối u từ 183 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng HGSC (trong số đó có 52 bệnh nhân kháng hóa trị liệu và 131 bệnh nhân nhạy cảm với hóa trị liệu) và phát hiện ra gene STAT1 là một "dấu ấn sinh học" quan trọng có khả năng phân biệt được hai nhóm này.
Trong 20 năm qua phương pháp điều trị căn bệnh này đã được cải thiện với tốc độ chậm. Nếu được phát hiện sớm, sẽ giúp bệnh nhân kéo dài được tuổi thọ, tuy nhiên, đại đa số các trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân sau khi được điều trị hóa trị liệu, cơ thể đều kháng dần với hóa trị liệu và tái phát bệnh trở lại.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng, khám phá của họ trong việc sử dụng các "dấu ấn sinh học" sẽ giúp các bác sỹ phụ khoa sẽ có thể dự đoán sớm được bệnh, có cách điều trị đặc hiệu, giúp cơ thể bệnh nhân không kháng lại với phương pháp hóa trị liệu.
Trong năm 2013, một nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania cho biết, 75% phụ nữ bị ung thư buồng trứng được áp dụng liệu pháp miễn dịch kết hợp với hóa trị liệu đã cho thấy một kết quả rất khả quan.
Trong khi đó, theo một nghiên cứu mới thuộc Đại học Warwick (Anh), một loại hợp chất đã được tìm thấy trong cây tầm ma có khả năng tiêu diệt các tế bào khối u, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị ung thư buồng trứng.
Bình luận của bạn