Quả mọng là một trong số những thực phẩm người bệnh ung thư phổi nên ăn
Cách hỗ trợ người bệnh ung thư phổi
4 chiến lược giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư phổi
Làm thế nào để dự phòng ung thư phổi tái phát?
4 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi
1. Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như rau chân vịt (rau bina), cải xoăn, bông cải xanh và rau diếp chứa nhiều folate cần thiết cho quá trình phục hồi và bảo vệ tế bào trước các tác nhân gây hại. Đồng thời, nhóm rau này cũng cung cấp vitamin A, C, E, K, cùng chất xơ, kali và sắt.
Rau lá xanh còn chứa carotenoid, một sắc tố tự nhiên hoạt động như chất chống oxy hóa, có thể góp phần làm chậm tiến triển của một số loại ung thư nhờ khả năng giảm stress oxy hóa ở mức tế bào.
2. Quả mọng
Quả việt quất, mâm xôi và mận là nguồn cung cấp anthocyanin dồi dào có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy anthocyanin không chỉ bảo vệ tế bào mà còn có thể tăng độ nhạy của khối u với hóa trị.
Ngoài ra, các loại trái cây giàu sắc tố tự nhiên thường chứa polyphenol có thể hỗ trợ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư thông qua nhiều cơ chế như ức chế viêm.
3. Súp lơ
Súp lơ là thực phẩm rất giàu sulforaphane có tiềm năng chống ung thư mạnh mẽ. Sulforaphane còn giúp bảo vệ tế bào khỏi đột biến và giảm tác động của chất gây ung thư.
Khi tiêu hóa, súp lơ nói riêng và rau họ cải nói chung còn tạo ra indole-3-carbinol (I3C) được cho là có khả năng sửa chữa tổn thương tế bào. Mặc dù các cơ chế này vẫn đang được nghiên cứu sâu hơn, nhưng tiềm năng bảo vệ tế bào và ngăn ngừa ung thư từ nhóm rau này đã được ghi nhận.
4. Yến mạch
Yến mạch là nguồn tinh bột lành mạnh, chứa chất xơ hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong giai đoạn điều trị, khi vị giác thay đổi hoặc cảm giác buồn nôn thường xuyên xảy ra, thực phẩm mềm, dễ tiêu như yến mạch rất phù hợp.
Ngoài ra, yến mạch cung cấp các khoáng chất như kẽm, magne, thiamine và đồng. Kẽm đặc biệt quan trọng trong việc duy trì vị giác và hỗ trợ chữa lành tổn thương niêm mạc miệng do tác dụng phụ của hóa trị.
5. Hạt hướng dương

Hạt hướng dương có chứa nhiều vitamin E, B1, B2, B3, C và một số chất khoáng như calci, kẽm, sắt, mangan, magne, phospho...
Hạt hướng dương giàu vitamin E, selen và đặc biệt là acid chlorogenic có khả năng ức chế sự hình thành mạch máu mới nuôi dưỡng khối u. Điều này có thể làm chậm lại sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư.
Ngoài hạt, dầu hướng dương tinh khiết cũng có thể là lựa chọn chất béo lành mạnh thay thế cho bơ động vật hoặc các loại chất béo chuyển hóa, vốn có liên quan đến nguy cơ ung thư cao hơn. Các thực phẩm khác chứa acid chlorogenic như cà phê, táo, lê và cà rốt cũng có thể được cân nhắc bổ sung.
6. Gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ giảm buồn nôn – một trong những tác dụng phụ phổ biến của hóa trị. Ngoài công dụng trên hệ tiêu hóa, các hợp chất như gingerol và shogaol trong gừng còn được nghiên cứu về tiềm năng làm chậm quá trình di căn ung thư.
Gừng có thể được thêm vào món ăn, trà nóng hoặc sinh tố. Dạng viên ngậm gừng cũng là lựa chọn tiện lợi để sử dụng giữa các bữa ăn, giúp giảm cảm giác nôn nao và hỗ trợ bù nước nhẹ nhàng.
7. Thịt gà
Thịt gà là nguồn protein nạc chất lượng cao, cần thiết cho việc duy trì khối cơ, phục hồi sau phẫu thuật và nâng cao sức khỏe tổng thể trong quá trình điều trị. Việc bổ sung đủ protein giúp tăng cường đề kháng và hỗ trợ tái tạo mô tổn thương.
Ở những bệnh nhân ung thư, mất khối cơ là mối lo ngại thường gặp, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày. Nếu khẩu vị giảm sút, có thể thay thế thịt gà bằng các nguồn protein khác như bơ hạt, đậu, hoặc thức uống protein dành riêng cho người bệnh.
Bình luận của bạn