Bệnh vảy nến có trị được không?

Vảy nến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh

5 biện pháp tự nhiên chữa vảy nến da đầu tại nhà

Chế độ ăn cho người bệnh vẩy nến

Phương pháp giảm vảy nến da đầu tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Vảy nến mùa lạnh và cách kiểm soát từ thảo dược tự nhiên

Bệnh vảy nến có trị được không?

Vảy nến biểu hiện chủ yếu ở ngoài da nhưng nguyên nhân gây bệnh lại đến từ sâu bên trong cơ thể. Chuyên gia nhận định, sự suy yếu của hệ miễn dịch, gen di truyền và các yếu tố từ môi trường có liên quan đến sự phát triển của vảy nến.

Bình thường, hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh bằng cách phát hiện và “gắn cờ” tiêu diệt virus, vi khuẩn. Nhưng khi bị vảy nến, hệ miễn dịch suy yếu sẽ tấn công các tế bào biểu bì da, dẫn đến tình trạng tăng sinh và chết đi liên tục, chỉ sau 3 - 4 ngày thay vì 28 - 30 ngày như bình thường. Điều này khiến tế bào da chết tích tụ trên bề mặt và tạo thành các mảng tổn thương sưng viêm, đỏ và bong tróc vảy trắng.

Vảy nến là tình trạng mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp hay loại thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh có thể bùng phát, thuyên giảm, rồi lại tái phát khi gặp các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sự bùng phát của vảy nến rất hiệu quả. Điều trị kịp thời các đợt bùng phát bệnh vảy nến có thể giúp cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát.

Những phương pháp kiểm soát vảy nến phổ biến hiện nay

Điều trị tại chỗ: Đây là phương pháp sử dụng kem và thuốc mỡ để điều trị bệnh vảy nến. Nó phù hợp với các trường hợp bị vảy nến nhẹ đến trung bình. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp như:

 

- Thuốc bôi được áp dụng cho người bị vảy nến nhẹ, trung bình, giúp giảm triệu chứng viêm ngứa, bạt sừng cho người bệnh.

- Liệu pháp ánh sáng (quang hóa trị liệu): Đây là biện pháp sử dụng ánh sáng cực tím (tia UV) giúp giảm các triệu chứng bệnh vảy nến thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên hoặc chiếu tia UVB nhân tạo lên da.

- Điều trị toàn thân bằng thuốc uống: Thường là các thuốc ức chế miễn dịch toàn thân, thuốc ức chế tăng sinh tế bào sừng. Phương pháp điều trị toàn thân có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng kéo dài.

- Điều trị sinh học: Phương pháp này tác động đến bệnh vảy nến bằng cách nhắm mục tiêu một phần cụ thể của hệ thống miễn dịch. Chúng có thể giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát và làm giảm các triệu chứng.

Các phương pháp trên nhằm mục đích giảm triệu chứng viêm ngứa, tróc vảy giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, da dần nhẵn mịn trở lại. Tuy nhiên, để ổn định hiệu quả lâu dài và ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên kết hợp viên uống thảo dược có thành phần chính từ sói rừng có tác dụng điều hoà miễn dịch, ổn định phần gốc gây bệnh vảy nến, giúp ngừa bệnh tái phát an toàn, hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch khoẻ mạnh. Sản phẩm này cũng đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hiệu quả cải thiện tốt bệnh vảy nến.

Thu Hiền

 

TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...) - TOP 10 thương hiệu mạnh Quốc gia

Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu