Chế độ ăn cho người bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến không chỉ điều trị bằng thuốc mà đòi hỏi người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý

Cảm giác sẽ thế nào khi “sống chung” với bệnh vảy nến?

Vảy nến thể mảng có biểu hiện như thế nào?

Biện pháp giảm cứng khớp do viêm khớp vảy nến

Trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh chàm và vảy nến cao hơn

Vảy nến là một căn bệnh tự miễn mạn tính chủ yếu tác động lên biểu bì da. Cơ chế bệnh lý đặc trưng bởi sự hoạt động quá mức của hệ miễn dịch, dẫn đến chu kỳ sống của tế bào da bị rút ngắn một cách bất thường. Kết quả là, các tế bào da chết tích tụ nhanh chóng trên bề mặt da, hình thành các mảng dày, vảy trắng bạc, thường đi kèm với tình trạng viêm, ngứa và đau. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, vảy nến có nguồn gốc từ sự rối loạn miễn dịch, biểu hiện bằng sự tăng sinh quá mức của tế bào da.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý bệnh vảy nến. Trong đó, một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng hoặc cải thiện các triệu chứng của bệnh. Cụ thể, thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đường, rượu và gluten được cho là có khả năng kích thích phản ứng viêm, từ đó làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngược lại, chế độ ăn giàu axit béo omega-3, trái cây, rau xanh và chất xơ, điển hình như chế độ ăn Địa Trung Hải, có thể giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe làn da của người bệnh vảy nến.

Việc thiết lập một chế độ ăn uống cân bằng, giàu thực phẩm có tính kháng viêm là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý triệu chứng bệnh vảy nến và dưới đây là những thông tin chi tiết về các loại thực phẩm cần thiết cho chế độ ăn này:

1. Cá

Các loại cá giàu acid béo omega-3 như cá hồi, cá mòi và cá thu giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến rất hiệu quả. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu Mỹ, bổ sung dầu cá vào chế độ ăn hàng ngày đã đem lại những hiệu quả tích cực trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân vảy nến. Cơ chế hoạt động của omega-3 được cho là nhờ khả năng giảm viêm mạnh mẽ, góp phần làm dịu các tổn thương da và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các nghiên cứu sâu hơn đã cho thấy rằng acid béo omega-3 có khả năng làm giảm nồng độ cytokine gây viêm, một yếu tố quan trọng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh vẩy nến.

2. Protein nạc

Một yếu tố quan trọng khác trong chế độ ăn dành cho người bệnh vảy nến là việc bổ sung protein nạc từ các nguồn như thịt gia cầm và hải sản. Các loại protein này được đánh giá là ít gây phản ứng viêm hơn so với thịt đỏ.

3. Trái cây và rau củ

Những loại trái cây và rau củ như quả mọng, bí đỏ, rau bina, bông cải xanh không chỉ là những món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe làn da, đặc biệt đối với người bệnh vảy nến. Bổ sung đều đặn các loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể tiếp nhận một lượng lớn chất chống oxy hóa, các vitamin A, C, E quý giá cùng với nguồn chất xơ dồi dào. Nhờ đó, quá trình oxy hóa và viêm nhiễm sẽ được kiểm soát hiệu quả.

Nếu không tìm cách khắc phục, vảy nến có thể lây lan khắp cơ thể, thậm chí là vùng da đầu gây mất thẩm mỹ và ngứa ngáy, khó chịu

Nếu không tìm cách khắc phục, vảy nến có thể lây lan khắp cơ thể, thậm chí là vùng da đầu gây mất thẩm mỹ và ngứa ngáy, khó chịu

4. Các loại đậu

Bên cạnh đó, không thể không kể đến các loại đậu. Với hàm lượng chất xơ và protein dồi dào, đậu không chỉ hỗ trợ điều hòa đường huyết mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu, góp phần giảm tình trạng viêm. Khác biệt với các loại thịt chế biến, đậu mang đến những lợi ích toàn diện cho sức khỏe mà không gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

5. Các loại hạt

Các loại hạt và hạt giống như hạt óc chó, hạt lanh và hạt chia đóng vai trò thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân vảy nến. Nguồn acid béo omega-3 và chất chống oxy hóa dồi dào trong các loại hạt này không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe tim mạch mà còn có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm mạn tính.

6. Ngũ cốc nguyên hạt

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Nutrients) các loại ngũ cốc như gạo lứt, diêm mạch và yến mạch rất giàu chất xơ sẽ không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn góp phần ổn định đường huyết. Nhờ khả năng cân bằng đường huyết và giảm viêm, ngũ cốc nguyên hạt được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chế độ ăn kiêng toàn diện cho người bệnh vẩy nến, từ đó góp phần làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế ăn các loại thực phẩm như: thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm chứa gluten, thực phẩm siêu chế biến, cà chua, khoai tây, rượu và đường bổ sung… vì chúng có thể làm trầm trọng hơn phản ứng viêm, tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát bệnh vẩy nến.

 
Hà Chi (Theo HealthShots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng