Bệnh viện K bị tố “hành” bệnh nhân
Sản phụ tử vong: Bệnh viện thừa nhận giả mạo chữ ký
Vụ dân vây bệnh viện: Hé lộ nguyên nhân tử vong của cháu bé
Khởi tố Phó Giám đốc bệnh viện và điều dưỡng viên
Trung Quốc cấm các bệnh viện công tự ý mở rộng
Bởi vì gần như tất cả hoạt động của bệnh viện không ít thì nhiều đều được Nhà nước bao cấp. Nào là thương hiệu bệnh viện, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực… với sự gia tăng đến chóng mặt của dân số, số lượng bệnh viện lại chưa đủ nên phần lớn các bệnh viện đều quá tải 120- 300%. Thử làm một vòng quanh các bệnh viện của thành phố, nơi nào cũng đầy ắp bệnh nhân. Phần lớn công việc đều xoay quanh những công việc khác, không phải việc quản lý. Vai trò của giám đốc điều hành trở nên phai nhạt.
Mặc dù đã có rất nhiều thay đổi trong việc chọn lựa CEO cho bệnh viện. Nhưng cho đến nay vẫn có nhiều điểm chưa thật sự hoàn hảo để chọn một CEO có tài và có tâm huyết cho hoạt động của bệnh viện. Phần lớn CEO đều được bổ nhiệm. Nếu chỉ vậy, rất khó có được những CEO giỏi có trình độ quản lý được đào tạo bài bản về phương diện quản lý bệnh viện.
Đã có nhiều bệnh viện tư nhân ra đời, nhiều bệnh viện do nước ngoài đầu tư và quản lý. Nhiều bệnh viện trong số này thuộc các tập đoàn chuyên kinh doanh bệnh viện trên thế giới, rất có kinh nghiệm trong đầu tư, quản lý và kinh doanh bệnh viện. Một thầy thuốc Việt kiều ở Mỹ kinh nghiệm đã nói rằng: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin như hiện nay thì trình độ của các bệnh viện trong nước, trình độ chuyên môn của nền y tế giữa các nước trong cùng một khu vực thật sự không chênh lệch nhau bao nhiêu.
Sự phát triển của mỗi bệnh viện sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý bao gồm quản lý nhân sự, điều hành hoạt động của bệnh viện và quản lý tài chính là rất quan trọng. Họ rất đề cao vai trò của giám đốc điều hành (CEO) trong hoạt động của bệnh viện.
Ai là CEO của bệnh viện?
Trước đây một số nước tiên tiến như Pháp, CEO bệnh viện là những người không phải là thầy thuốc, họ chỉ học quản trị bệnh viện đơn thuần và hậu quả là họ làm việc như một cái máy: không hề hiểu được tâm lý bệnh nhân, tâm lý thầy thuốc và nhân viên y tế. Chính vì vậy đã có những điều đáng tiếc trong quản lý bệnh viện xảy ra và một số bệnh viện đã đi lùi mà không phát triển được.
Rút kinh nghiệm trên, một số nước khác như Mỹ đã chọn những CEO là những thầy thuốc có khả năng quản lý tốt. Sau đó họ được chọn đi học thêm về ngành quản lý bệnh viện. Khi đó mọi việc sẽ tốt hơn và hoạt động của bệnh viện rõ ràng hiệu quả hơn.
Nhìn chung, công việc của CEO tại các bệnh viện cũng không khác gì nhiều với công việc CEO ở một đơn vị kinh doanh hay sản xuất khác. Tuy nhiên do đối tượng phục vụ trực tiếp là con người, sức khỏe con người nên có một số điểm khác biệt mang tính nhân văn và y đức hơn.
Sử dụng chế độ thi tuyển CEO, chọn những thầy thuốc có khả năng đi đào tạo chuyên ngành quản lý bệnh viện và trả lương cao cho những người có khả năng để mọi hoạt động của bệnh viện ngày càng đi vào chuyên nghiệp, hội nhập và hiệu quả có lẽ là phương thức hay nhất mà chúng ta nên bắt đầu từ bây giờ.
PGS.TS NGUYỄN HOÀI NAM
(Đại học Y dược TP.HCM)
Bình luận của bạn