Bị đái tháo đường có cần phải kiểm tra đường huyết hàng ngày?

Tự theo dõi mức glucose trong máu giúp bạn theo dõi được sự thay đổi đường huyết hàng ngày

Video: Hướng dẫn đo đường huyết tại nhà

Nên tiêm insulin ở vị trí nào?

Những điều nên và không nên làm khi tiêm insulin

Táo bón sau tiêm insulin dùng thuốc gì điều trị?

Christy L. Parkin – Chuyên gia đái tháo đường tại Health Management Resources:

Chào bạn,

Xét nghiệm A1C được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, nếu A1C nằm trong khoảng từ 5,7 – 6,4% thì được coi là tiền đái tháo đường. Mức A1C từ 6,5% trở lên cho thấy bạn đã mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Bạn đang thực hiện tương đối tốt việc quản lý bệnh đái tháo đường type 2 với những thay đổi hợp lý trong chế độ ăn hàng ngày. “Phương thuốc” tốt nhất để ngăn chặn và quản lý bệnh đái tháo đường type 2 chính là chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Trong giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường type 2, những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể tạo ra một sự khác biệt lớn. Giảm một vài cân, hạn chế đồ ngọt hoặc tập thể dục sẽ giúp bạn giữ được mức glucose trong máu (blood glucose, đường huyết) dưới ngưỡng đái tháo đường.

Không có ai buộc những người mắc bệnh đái tháo đường không dùng thuốc phải kiểm tra mức glucose hàng ngày. Tuy nhiên, tự theo dõi mức glucose trong máu giúp bạn theo dõi được sự thay đổi đường huyết hàng ngày, trong khi xét nghiệm A1C lại chỉ cho thấy một con số tổng thể của đường huyết trong 2 – 3 tháng vừa qua.

Thỉnh thoảng, bạn nên kiểm tra đường huyết lúc nhịn ăn và kiểm tra đường huyết định kỳ trước và sau bữa ăn. Đây là những thông tin rất hữu ích đối với bạn bởi nó có thể được sử dụng làm cơ sở để thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập nếu chưa hợp lý.

Bạn nói rằng bạn có kiểm tra A1C định kỳ khoảng 3 tháng một lần, như vậy rất tốt. Nếu bác sỹ cho rằng A1C của bạn đang ở mức chấp nhận được thì bạn không cần phải đo đường huyết hàng ngày. Tuy nhiên, bệnh đái tháo đường có thể tiến triển dần theo thời gian và bạn có thể phải chú ý nhiều hơn đến mức đường huyết ở một thời điểm nhất định (khi đói, trước – sau bữa ăn, sau khi tập thể dục…), bạn có thể phải “kết thân” với máy đo đường huyết cầm tay.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Kim Chi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết