- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Tùy vào nguyên nhân mà hướng điều trị nhịp tim nhanh cũng khác nhau
Làm sao kiểm soát cơn rung nhĩ, ổn định lại nhịp tim?
Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh là gì và nguy hiểm như thế nào?
Người bị rối loạn nhịp tim có nên tập thể dục thường xuyên không?
Hiệu quả của các phương pháp điều trị rung nhĩ hiện nay thế nào?
Bác sĩ Lê Đức Việt, khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Xanh Pôn trả lời:
Chào bạn!
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim nhanh, bao gồm cả nhịp tim nhanh sinh lý và bệnh lý. Dựa vào phân loại này, bạn cũng có thể xác định được khả năng chữa khỏi hoàn toàn tình trạng nhịp tim nhanh, cụ thể như sau:
- Các dạng tim đập nhanh có thể chữa khỏi hoàn toàn:
+ Tim đập nhanh do hồi hộp, lo lắng, vận động thể lực quá mức.
+ Tim đập nhanh do một số bệnh như cường giáp, sốt, nhiễm trùng, thiếu máu… Với dạng này, điều trị được nguyên nhân thì nhip tim sẽ trở về bình thường.
+ Tim đập nhanh do tác dụng phụ của thuốc: Ngừng dùng loại thuốc này nhịp tim sẽ ổn định trở lại. Tuy nhiên, bạn lưu ý cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngừng dùng thuốc.
- Các dạng tim đập nhanh khó chữa khỏi hoàn toàn:
+ Tim đập nhanh do bệnh lý tim mạch như hẹp/hở van tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim), bệnh cơ tim, suy tim…
+ Rối loạn hệ thống điện tim.
+ Tim đập nhanh không rõ nguyên nhân.
Nói tóm lại, việc điều trị khỏi nhịp tim nhanh là có thể, chỉ cần điều trị được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số dạng tim đập nhanh bệnh lý (ví dụ như nhịp nhanh kịch phát trên thất) vẫn có thể điều trị một cách triệt để, với xác suất thành công lên đến 95%.
Trước hết, các bác sĩ có thể thăm khám, tư vấn cho bạn sử dụng một số loại thuốc làm nhịp tim ổn định hơn. Nếu việc dùng thuốc đã đủ để giúp người bệnh ổn định nhịp tim, không còn gặp phải các cơn nhịp tim nhanh nữa, bạn có thể tiếp tục duy trì việc điều trị nội khoa mà chưa cần tới các biện pháp phẫu thuật, điều trị xâm lấn.
Tuy nhiên, nếu việc dùng thuốc điều trị là chưa đủ, các bác sĩ có thể tiến hành can thiệp, điều trị bằng sóng có tần số năng lượng radio. Khi tìm ra vị trí ổ phát xung động ngoại lai hoặc cấu trúc dẫn truyền phụ - các nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim nhanh, bác sĩ có thể phát cấu trúc đó đi để giúp người bệnh lấy lại nhịp xoang bình thường.
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị trên, người bị tim đập nhanh cũng cần chú ý thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Nên uống đủ nước, ăn nhiều rau củ để bổ sung các khoáng chất vi lượng. Hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật, rượu bia, các chất kích thích. Đây là các thực phẩm có thể góp phần gây bệnh lý nền tim mạch, làm trầm trọng thêm tình trạng nhịp tim nhanh. Người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ ổn định nhịp tim có thành phần chính từ thảo dược khổ sâm để giúp ổn định nhịp tim, cải thiện tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực hiệu quả.
Với việc hoạt động thể chất, tập thể dục, người bị rối loạn nhịp tim nhanh không nên chơi các môn thể thao mang tính chất đối kháng, cạnh tranh. Thay vào đó, bạn có thể chọn các hoạt động nhẹ nhàng hơn như đi bộ, bơi lội, cầu lông, tập yoga, dưỡng sinh… Khi chơi thể thao, bạn cũng nên chú ý uống đủ nước, bổ sung điện giải vì việc đổ nhiều mồ hôi có thể khiến mất đi các chất điện giải, từ đó gây rối loạn nhịp tim.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn