- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Có khá nhiều phương pháp có thể được áp dụng trong điều trị rung nhĩ
Tại sao rung nhĩ là bệnh tim nhưng có thể gây biến chứng lên não?
Nhịp tim chậm 50 - 60 nhịp/phút, kèm khó thở có nguy hiểm không?
Rung nhĩ kịch phát là gì và chúng khác gì với rung nhĩ thông thường?
Rung nhĩ có gây biến chứng gì nguy hiểm không?
TS.BS. Phạm Trần Linh, Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam trả lời:
Chào bạn!
Để điều trị rung nhĩ, thông thường các bác sĩ sẽ phải kết hợp nhiều phương pháp. Ví dụ như trong trường hợp người bệnh rung nhĩ phải nhập viện, nếu người bệnh có đáp ứng tần số thất nhanh, các bác sĩ sẽ phải kiểm soát để làm chậm nhịp thất, tránh chuyển biến tới các biến chứng nặng nề như suy tim.
Nhìn chung, việc điều trị rung nhĩ cần đáp ứng được một số mục tiêu như chống hình thành cục máu đông, chuyển nhịp tim về nhịp xoang bình thường, điều trị các bệnh lý nền như tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Để điều trị hiệu quả rung nhĩ, tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà các bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau, ví dụ như để duy trì được nhịp xoang cho người bệnh rung nhĩ, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống loạn nhịp, thuốc duy trì nhịp xoang. Việc dùng thuốc thường có tỉ lệ thành công trong khoảng từ 40 - 60%.
Trong trường hợp rung nhĩ với tần số rất nhanh, các bác sĩ buộc phải chuyển nhịp nhanh cho người bệnh bằng phương pháp sốc điện đồng bộ. Khi đó, các bác sĩ sẽ dùng 2 bản điện cực (một bản điện cực âm và một bản điện cực dương) áp vào da ngực của người bệnh, sau đó cho dòng điện một chiều chạy qua gây ngừng tim đột ngột, cắt đứt hoàn toàn các dẫn truyền trong nhĩ để khôi phục lại nhịp xoang bình thường. Phương pháp sốc điện đồng bộ có hiệu quả từ 80 - 90%, giúp chuyển được về nhịp xoang ngay. Nhưng phương pháp này có một nhược điểm là không duy trì được nhịp xoang lâu dài cho người bệnh. Sau khoảng 1 năm, có 60 - 70% trường hợp người bệnh lại bị tái phát rung nhĩ trở lại.
Một phương pháp điều trị rung nhĩ nữa được các chuyên gia đánh giá khá tốt, khá triệt để là phương pháp triệt đốt rung nhĩ bằng các nguồn năng lượng khác nhau như năng lượng sóng có tần số radio, năng lượng laser, năng lượng sóng siêu âm… Bằng những năng lượng này, các bác sĩ có thể triệt đốt rối loạn nhịp tim gây rung nhĩ. Tỉ lệ thành công của phương pháp này có thể lên tới khoảng 80%.
Trên đây là một số phương pháp điều trị rung nhĩ được áp dụng hiện nay. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng người bệnh khác nhau.
Chúc gia đình bạn sức khỏe!
TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn