Bị rối loạn dung nạp glucose có phải dùng thêm thuốc gì không?

Phát hiện sớm các rối loạn dung nạp glucose trong cơ thể để tránh nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

Chế độ ăn cho người bị rối loạn dung nạp glucose?

Tiền đái tháo đường liệu có trở thành đái tháo đường type 2 không?

Tiền đái tháo đường là gì, làm gì để ngăn ngừa tiền đái tháo đường?

Liệu bạn có nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường?

Trả lời: 

Chào bạn, 

Rối loạn dung nạp glucose hay còn gọi là tiền đái tháo đường. Đây được xem như giai đoạn chuyển tiếp của bệnh đái tháo đường type 2. Trong giai đoạn này, đa phần người bệnh sẽ chưa phải dùng thuốc điều trị. Thay vào đó, người bệnh nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc khác. Mục tiêu là giữ đường huyết không tiếp tục tăng cao lên mức bị đái tháo đường type 2.

Trường hợp của mẹ bạn, nếu bác sỹ chưa kê đơn thuốc thì bác không cần dùng thêm loại thuốc gì. Bác chỉ cần đi khám định kỳ 3 - 6 tháng 1 lần và áp dụng thêm các biện pháp dưới đây:

- Kiểm soát ăn uống: Bác nên ăn giảm bớt các thực phẩm chứa nhiều chất đường bột tinh chế như bánh kẹo ngọt. Với cơm, bác vẫn có thể ăn nhưng có thể giảm bớt 1 lượng nhỏ hoặc chuyển sang ăn gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt - những loại thực phẩm chứa tinh bột giàu chất xơ hơn. Đồng thời, bác cũng cần tăng cường sử dụng rau xanh, quả tươi, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo để tránh thừa cân (khi thừa cân, đường huyết rất dễ tăng cao).

- Tập thể dục: Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bị rối loạn dung nạp glucose nên thực hiện các hoạt động thể chất như đi bộ, đạp xe, tập aerobic, chơi thể thao… với cường độ vừa phải như. Các hoạt động thể chất nên được thực hiện ít nhất 150 phút mỗi tuần, ít nhất 5 buổi tập/tuần. Mỗi lần tập nên kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ, tập ban đầu với cường độ nhẹ sau đó tăng dần lên.

- Giảm cân: Nguyên nhân chính khiến đường huyết ở người bị rối loạn dung nạp glucose tăng cao là đề kháng insulin. Trong khi đó càng thừa cân, vòng eo càng lớn thì nguy cơ bị kháng insulin càng cao. Vì vậy, để kiểm soát đường huyết, bắt buộc người bệnh cần giảm cân nếu thừa cân béo phì. Chỉ có một lưu ý nhỏ là nên Giảm cân từ từ, tránh Giảm cân đột ngột khiến sức khỏe bị giảm sút nhanh.

- Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thư giãn, hạn chế căng thẳng.

Việc sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng như TPCN GLUTEX cũng chính là một giải pháp giúp người bệnh rối loạn dung nạp glucose ổn định đường máu nhanh, hiệu quả và lâu dài hơn. Với thành phần là tinh chất lá xoài ấn độ cô đặc, Glutex giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết hiệu quả.

Chúc bạn sức khỏe!

Dược sỹ Yến Hoa

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex, với các thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết lâu dài
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch… ở người đái tháo đường type 2, người tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.

Sử dụng TPBVSK Glutex thường xuyên để giúp cân bằng đường huyết, thảnh thơi sống trọn niềm vui!

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị