Gạo lứt rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
So sánh giá trị dinh dưỡng của cơm gạo lứt và gạo trắng
Cách pha trà gạo lứt - trà Genmaicha nổi tiếng của Nhật
Uống trà gạo lứt có lợi ích gì với sức khỏe?
Những giống gạo lạ mắt lạ tai trên thế giới
Gạo lứt so với gạo trắng
Sự khác nhau giữa gạo lứt và gạo trắng là ở quá trình xay xát. Gạo trắng được xay xát kỹ, để loại bỏ lớp vỏ trấu, cám và mầm. Bước này cũng có thể loại bỏ một số vitamin, khoáng chất, acid béo và chất xơ. Khác với gạo trắng, gạo lứt được xay xát rối hơn, do đó, vẫn còn giữ lại được lớp cám, mầm và nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Gạo lứt rất giàu dinh dưỡng và là một loại ngũ cốc tuyệt vời cho trẻ.
Giá trị dinh dưỡng có trong 100gr gạo lứt nấu chín:
Carbohydrate: 77,24gr
Đường: 0,85gr
Chất xơ: 3,5gr
Chất béo: 2,92gr
Protein: 7,94gr
Nước: 10,37gr
Thiamine (vitamin B1): 0,401 mg, chiếm 31% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (Daily Value)
Riboflavin (vitamin B2): 0,093 mg, chiếm 6% Daily Value
Niacin (vitamin B3): 5,091 mg, chiếm 34% Daily Value
Acid pantothenic (vitamin B5): 1,493 mg, chiếm 30% Daily Value
Vitamin B6: 0,509 mg, chiếm 39% Daily Value
Folate (vitamin B9): 20 μg, chiếm 5% Daily Value
Calci: 23 mg, chiếm 2% Daily Value
Sắt: 1,47 mg, chiếm 12% Daily Value
Magne: 143 mg, chiếm 39% Daily Value
Mangan: 3,743 mg, chiếm 187% Daily Value
Phospho: 333 mg, chiếm 48%, Daily Value
Kali: 223 mg, chiếm 5% Daily Value
Natri: 7 mg;
Kẽm: 2,02 mg, chiếm 20% Daily Value.
Nếu muốn cho trẻ mới ăn dặm ăn gạo lứt, cần nấu chín mềm rồi xay nhuyễn
Khi nào nên cho bé ăn ngũ cốc?
Nghiên cứu cho thấy, cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi sẽ gây hại cho bé. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi nhận thấy các dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để tiếp nhận thực phẩm rắn, thường là 6 tháng tuổi.
Những dấu hiệu cho thấy bé đã đến lúc ăn dặm:
- Không có lực đẩy lưỡi, một phản xạ mà khi có thứ gì đó được đặt vào miệng, trẻ đẩy lưỡi ra. Nếu bé định nuốt thức ăn, phản xạ này không còn nữa.
- Đầu và cổ cứng, có thể kiểm soát.
- Có khả năng quay đầu đi để "thông báo" rằng bé đã no.
- Đủ cứng cáp để hỗ trợ trọng lượng của cái đầu.
- Có thể ngồi vững.
- Đã tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc mới sinh (mặc dù đây không phải là điều bắt buộc).
Cho trẻ ăn gạo lứt thế nào?
Với trẻ mới ăn dặm, bạn cần nấu chín mềm, xay nhuyễn ra rồi mới cho trẻ ăn. Với những trẻ đã ăn được cơm như người lớn, chỉ cần nấu chín gạo lứt như bình thường.
Bình luận của bạn