Biến chứng tim mạch - "Sát thủ" của bệnh nhân đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường dễ có nguy cơ bị biến chứng về tim mạch

Ngủ ít hơn 7 giờ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bị đái tháo đường: Làm gì để phòng ngừa biến chứng tim mạch?

Hiểu đúng về biến chứng đái tháo đường ở chân và cách phòng ngừa

Top 5 biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất

Vì sao bệnh nhân đái tháo đường dễ bị biến chứng tim mạch?

Cơ chế gây biến chứng đái tháo đường (ĐTĐ) trên tim mạch khá phức tạp. Nhưng có thể hiểu đơn giản đây là hậu quả của tổn thương mạch máu và tổn thương thần kinh tự chủ.

Đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, nội mô khiến mạch máu bị tổn thương. Điều này tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan (tim, não, bàn chân…) hoặc tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu, đột quỵ.

Đó là chưa kể đến ĐTĐ còn ảnh hưởng tới hệ thần kinh tự chủ điều khiển nhịp tim. Người bệnh có thể bị tim đập nhanh bất thường khi nghỉ ngơi, hạ huyết áp tư thế đứng hoặc không nhận biết được các cơn nhồi máu cơ tim.

Theo bác sĩ Trần Minh Triết, Khoa Nội tổng hợp, BV Đại học Y Dược TP.HCM, bệnh đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng sự xuất hiện và mức độ trầm trọng của các biến cố tim mạch (ở cả nam và nữ), như: tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên gấp 1,8 lần; tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên gấp 2,4 lần; tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới lên gấp 4,5 lần. Thống kê cũng cho thấy, gần 70% số ca tử vong ở người ĐTĐ là do biến chứng tim mạch.

Điều này đủ thấy mức độ nguy hiểm và tại sao người bệnh ĐTĐ phải phòng ngừa biến chứng tim mạch sớm.

Phân loại các biến chứng tim mạch do ĐTĐ

Người đái tháo đường bị biến chứng tim mạch dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp vừa là hệ quả vừa là yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ. Mạch máu bị xơ vữa chít hẹp có thể làm tăng áp lực trong lòng mạch khiến huyết áp tăng cao. Huyết áp tăng cao cũng làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch khác.

Bệnh mạch vành

Đây là nhóm biến chứng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các biến chứng tim mạch của bệnh ĐTĐ. Nếu không được điều trị và phòng ngừa sớm, tim sẽ yếu dần gây suy tim. Bệnh thường biểu hiện bởi những cơn đau thắt ngực không điển hình hoặc không có triệu chứng đau ngực, nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ.

Cơn thiếu máu tạm thời (TIAs)

Cơn thiếu máu tạm thời gây ra bởi sự tắc nghẽn tạm thời của một mạch máu đến não. Tình trạng này khiến chức năng não bị thay đổi đột ngột, gây ra liệt tạm thời hoặc yếu một bên cơ thể hoặc mất cân bằng, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, mù lòa ở một hoặc hai mắt, nhìn đôi, nói khó, đau đầu nặng…

Hầu hết các triệu chứng thiếu máu tạm thời biến mất một cách nhanh chóng và hiếm khi dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không hết sau một vài phút, rất có thể đó là cơn đột quỵ chứ không còn là thiếu máu tạm thời.

Tai biến mạch não

Ngoài gây tổn thương các mạch máu nuôi tim, ĐTĐ còn ảnh hưởng tới mạch máu nuôi dưỡng não, khiến tế bào não bị thiếu oxy và dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Biểu hiện bằng nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Biểu hiện lâm sàng bằng đột ngột bại hoặc liệt một nửa người, méo miệng, có thể kèm theo rối loạn ý thức ở các mức độ khác nhau.

Bệnh lý mạch máu ngoại biên

Biến chứng này không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể khiến người bệnh bị đau đớn thường xuyên và dễ loét bàn chân, hoại tử chi dẫn đến cắt cụt.

Cách phòng ngừa biến chứng tim mạch ở người ĐTĐ

Người bệnh đái tháo đường nên đo đường huyết, huyết áp và mỡ máu 3-6 tháng/lần

Bản thân bệnh ĐTĐ đã là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến bệnh ĐTĐ cũng làm tăng nguy cơ này, chẳng hạn như tiền sử gia đình mắc bệnh tim.

Tiền sử gia đình là yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được, nhưng bạn có thể phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ bằng cách kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sau:

- Béo bụng: Nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn vì mỡ bụng có thể làm tăng sản xuất cholesterol “xấu” (LDL - c). Do đó, bạn nên giảm 5 - 10% cân nặng nếu bị thừa cân bằng cách tính toán lượng calo trong mỗi bữa ăn và tập thể thao 30 phút/ngày.

- Rối loạn mỡ máu: Các rối loạn này có thể được cải thiện phần nào nhờ kiểm soát tốt đường máu. Nếu chưa đạt mức tối ưu cần được điều trị sớm, bao gồm chế độ ăn và chế độ thuốc. Cần làm xét nghiệm kiểm tra các bất thường về mỡ máu tối thiểu một lần mỗi năm. Trong trường hợp điều trị cần kiểm tra mỗi 3 tháng.

- Huyết áp cao: Khi bị tăng huyết áp, trái tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Huyết áp cao đặt lên tim một áp lực rất lớn, gây tổn thương lên các mạch máu và làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các bệnh về mắt và thận.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim. Việc bỏ thuốc lá đặc biệt quan trọng đối với người bệnh tiểu đường vì sự kết hợp của khói thuốc và đường huyết cao khiến cho mạch máu bị hẹp.

Ngoài việc kiểm soát các yếu tố trên, người bệnh ĐTĐ vẫn cần phải duy trì các chế độ dùng thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng riêng biệt dành cho người ĐTĐ. Sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ các loại thảo dược như dây thìa canh, khổ qua, tảo Spirulina giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c và ngăn ngừa các biến chứng do ĐTĐ gây ra.

Nguyên Hương H+

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường:

5 biến chứng của bệnh đái tháo đường mà người bệnh cần biết rõ - Ảnh 2Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.

Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

XNQC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết