Biện pháp điều trị ngứa rát âm đạo (P.1)

Ngứa rát âm đạo là triệu chứng hay gặp ở chị em phụ nữ

Ngứa rát có phải mắc bệnh lây qua đường tình dục?

Ngừa nấm “vùng kín” mùa nóng: Dễ nếu biết cách!

Đối phó với khô âm đạo sau khi sinh nở

Đau âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

1. Giấm rượu táo

Giấm rượu táo là một phương thuốc tốt để điều trị ngứa âm đạo do có tính kháng khuẩn và kháng nấm. Nó cũng giúp khôi phục và cân bằng độ pH tự nhiên của âm đạo.

Cách làm: Hòa 2 muỗng canh giấm rượu táo không lọc bã với một cốc nước ấm. Rửa âm đạo với nước giấm rượu táo 2 lần mỗi ngày trong một vài ngày. Tiếp theo, hòa một muỗng canh giấm rượu táo không lọc bã và một thìa cà phê mật ong nguyên chất trong một ly nước ấm, uống 2 lần mỗi ngày để gia tăng tính hiệu quả.

2. Chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng làm giảm triệu chứng ngứa ở âm đạo. Nó sẽ gây tê ở khu vực "cô bé", từ đó giúp giảm triệu chứng ngứa và viêm.

Cách làm: Quấn một vài viên đá trong một miếng vải sạch và buộc lại. Đặt miếng vải bọc đá lên âm đạo trong vài phút. Nghỉ ngơi trong 30 giây và đặt miếng vải quay trở lại âm đạo. Lặp lại cho đến khi triệu chứng ngứa hết hẳn.

Lưu ý: Sử dụng mẹo khi cần thiết. Bạn cũng có thể rửa vùng âm đạo bằng nước lạnh vài lần một ngày.

3. Ngâm bồn

Ngâm mình trong bồn tắm nước muối giúp giảm ngứa âm đạo. Muối sẽ kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn gây nhiễm trùng và lần lượt làm giảm triệu chứng ngứa và khó chịu.

Cách làm: Xả đầy bồn tắm với nước ấm và thêm 1/2 chén muối. Ngồi xổm trong nước khoảng 10 đến 15 phút. Lặp lại từ 2 - 3 lần/ngày trong một vài ngày để có kết quả tốt nhất. Đơn giản hơn, bạn cũng có thể thêm một muỗng canh muối vào một ly nước và sử dụng nó để rửa trực tiếp âm đạo bất cứ khi nào bạn cảm thấy ngứa.

Lưu ý: Không nên dùng muối nếu bạn có bất cứ vết thương hở nào trên người. Nếu sử dụng cần tránh sự tiếp xúc của nước muối với vết thương.

Ngâm mình trong bồn tắm nước muối giúp giảm ngứa âm đạo

4. Sữa chua

Sữa chua không đường là một biện pháp tốt để ngăn chặn triệu chứng ngứa và rát trong và xung quanh âm đạo. Sữa chua giúp kiểm soát sự lây lan của nhiễm trùng trong cơ thể. Nó cũng giúp diệt nấm men, vi khuẩn có hại ở "cô bé" và thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi.

Cách làm: Bôi sữa chua lên "cô bé" và để yên trong hai giờ. Thực hiện mỗi ngày 2 lần cho đến khi triệu chứng ngứa giảm hẳn. Ngoài ra, ăn một cốc sữa chua không đường mỗi ngày sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị.

5. Tỏi

Tỏi có chứa chất kháng khuẩn cũng như tính kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm men. Nó cũng cải thiện hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Cách làm: Pha loãng một vài giọt dầu tỏi với một thìa cà phê dầu vitamin E và bôi nó trên các khu vực bị ảnh hưởng. Chờ 10 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Sử dụng biện pháp này 2 lần/ngày trong vài tuần. Thêm vào đó, ăn 3 tép tỏi sống hàng ngày hoặc uống viên bổ sung tỏi sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra ngứa, nóng rát và khó chịu trong và xung quanh âm đạo là: Âm đạo bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc nấm men, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), mãn kinh và sử dụng hóa chất kích thích. Bên cạnh đó, âm đạo bị nhiễm giun kim cũng có thể gây ngứa. Tuy nhiên, loại nhiễm trùng này chỉ thường gặp ở trẻ em. Căng thẳng quá mức và hệ thống miễn dịch yếu cũng tăng nguy cơ làm các chị em gặp phải tình trạng ngứa rát âm đạo.

Ngoài ngứa và cảm giác nóng rát, xung qanh âm đạo có thể bị đỏ, sưng, xuất hiện dịch tiết âm đạo và có mùi. Thông thường, cảm giác khó chịu sẽ tăng lên khi phụ nữ khi đi tiểu hoặc có hoạt động tình dục.
M.Hiếu H+ (Theo Top10homeremedies)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa