Bí quyết của mẹ thông thái giảm nhanh sổ mũi cho con

Giảm triệu chứng chảy nước mũi, sổ mũi ở trẻ em: Giữ ấm, thoáng khí, xì mũi đúng cách...

Bé bị chảy nước mũi: Dùng thuốc kháng sinh bệnh càng thêm nặng!

Trẻ sổ mũi + ho + sốt = Bệnh nặng rồi nhé!

Trẻ chảy nước mũi chưa chắc đã là bệnh

Đoán bệnh qua màu sắc nước mũi của con

Chườm khăn ấm, xông hơi

Khăn ấm có thể giúp làm giảm đau từ áp lực xoang, giúp nước mũi lỏng hơn để có thể dễ dàng chảy ra, tạo cho mũi sự thông thoáng và giảm bớt nghẹt thở.

Cách làm: Nhúng khăn sạch vào chậu nước ấm rồi vắt bớt nước. Sau đó, phủ khăn lên khu vực từ trán cho tới môi trên của bé. Làm ấm khăn liên tục. Cách này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày mà không có tác dụng phụ.

Xông hơi cũng là cách mẹ nên làm cho bé bị ngạt mũi bởi vì hơi nước giúp làm lỏng chất nhầy trong ngực, mũi, họng, giúp chúng chảy ra ngoài, nhờ vậy bé cũng dễ thở hơn. Mẹ hãy giúp bé xông mặt và hít thở trong hơi nước ấm vài phút. Bên cạnh đó, tắm nước ấm cũng là cách đơn giản nhất để thông hô hấp, giảm ngạt mũi và giúp cơ thể thư giãn. Cách tốt hơn là mẹ có thể dùng tinh dầu bạc hà hay dầu tràm thêm vào nước tắm hoặc xông cho bé, vừa giúp giữ ấm, vừa giúp thông mũi.

Kê gối cho bé

Khi bé bị ngạt mũi, hãy kê gối sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ giúp bé dễ thở hơn. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất nhầy trong hốc mũi. Các mẹ nên kê hẳn một phần vai của con lên gối cho con không bị mỏi cổ.

Lưu ý: Trẻ dưới 2 tuổi thì không nên cho nằm gối cao bởi nguy cơ bị ngạt thở khi ngủ là rất cao. Độ dày gối phù hợp với trẻ: 1 - 2cm (bé dưới 4 tháng tuổi), 3 - 4cm (bé 6 tháng tuổi) và 3 - 9cm (bé từ 3 tuổi trở lên).

Tăng độ ẩm cho không gian sống

Vào mùa Đông, không khí khô có thể khiến bé dễ bị ngạt mũi.

Nếu có điều kiện, cha mẹ hãy mua một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương để giúp không khí trong nhà đỡ khô hơn. Các mẹ hãy nhớ làm sạch máy ít nhất 1 lần/tuần để khử vi khuẩn và nấm mốc.

Cây cảnh trong nhà cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì độ ẩm không khí. Tuy nhiên, không nên đặt cây cảnh trong phòng ngủ.

Muốn trong phòng không khí trong lành có thể bài trí cây lan quân tử, cây xương rồng. Cây xương rồng trong đêm thải ra oxy, làm sạch không khí và có thể làm tăng thêm độ ẩm, độ ấm cho không khí, thích hợp bài trí tại phòng có điều hòa.

Cây lan quân tử có thể giúp điều tiết không khí

Ngoài ra, phong lan, cây trúc phú quý, cây bách hợp, hoa cúc… cũng có thể cải thiện chất lượng không khí đối với những phòng không mở cửa sổ thường xuyên.

Tránh các chất kích thích

Tiếp xúc với chất kích thích như khói, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mùi bất thường cũng có thể khiến tình trạng chảy nước mũi của bé nặng hơn. Đôi khi, các chất nhờn sẽ đi xuống cổ họng, kích thích tạo đờm, khiến bé ho ra đờm, viêm họng, thậm chí biến chứng viêm phổi, viêm phế quản.

Phụ huynh nên tránh những việc sau: Hút thuốc lá trong nhà, đốt rác trong sân nhà, làm cháy đồ ăn, sử dụng hóa chất mạnh (như thuốc tẩy quần áo, sơn tường mùi nặng, xịt côn trùng…).

Bảo vệ mũi họng cho bé

Nếu bé buộc phải ở bên ngoài trong nhiệt độ thấp, hãy cho bé mặc đồ ấm, đi tất dày, đeo găng tay, sử dụng khẩu trang, bảo vệ đầu và cổ bằng mũ hay khăn len.

Trong trường hợp sử dụng tấm dán giữ nhiệt cho trẻ, các mẹ phải lưu ý: Không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi vì tấm dán có thể thể gây bỏng. Đối với trẻ từ 3 - 6 tuổi, khi dùng, các mẹ có thể dùng miếng lót may sẵn hoặc gói vào chiếc khăn bông tránh tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ. Để tránh những hậu quả đáng tiếc khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt, các mẹ cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh dán miếng giữ nhiệt lâu ở một vị trí trong một thời gian dài, phải luôn quan sát tình trạng của da nếu thấy da có biểu hiện khác thường thì không nên sử dụng tiếp.

Dạy trẻ xì mũi

Khi chất nhầy ra tới cửa mũi, xì nhẹ một cái ra khăn tay hoặc khăn giấy mềm. Nếu xì mạnh sẽ làm xoang và các mao mạch trong mũi bị tổn thương, sổ mũi sẽ càng nặng hơn.

Các mẹ hãy nhắc bé: Không được dùng tay trần lau mũi, luôn luôn sử dụng khăn sạch/giấy mềm sạch để xì mũi và rửa tay kỹ sau khi xì mũi để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

 


Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp