- Chuyên đề:
- Cẩm nang phòng bệnh giao mùa
Chảy nước mũi khi trời lạnh có phải đã bị cảm lạnh?
Vì sao nước mũi chảy mãi không ngừng?
Mẹ cần làm gì khi bé thò lò mũi xanh?
Bé bị chảy nước mũi: Dùng thuốc kháng sinh bệnh càng thêm nặng!
Trẻ sổ mũi + ho + sốt = Bệnh nặng rồi nhé!
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ), biên tập viên Bản tin Y tế của Đại học Harvard:
Chào bạn,
Lá phổi của cơ thể chỉ hoạt động tốt và khỏe mạnh nhất trong tiết trời ấm và ẩm. Thời tiết lạnh thường đi kèm với sự khô hanh. Vì vậy, chức năng chính của mũi là làm ấm và làm ẩm không khí trước khi được đưa vào phổi. Đường mũi và xoang được lót bằng lớp màng nhầy, mô tiết ra chất dịch dính (chất nhờn). Màng này có chứa nhiều mạch máu nhỏ và được bao phủ trong bởi lớp lông mao. Vì có chứa các mạch máu nhỏ nên mũi có thể làm ấm không khí, trong khi đó, màng nhầy tiết dịch nhầy làm ẩm không khí còn lông mao có nhiệm vụ giữ lại các hạt bụi bẩn.
Không khí càng lạnh và khô thì mũi càng tiết ra nhiều dịch nhầy, dẫn tới hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi. Tắm nước ấm có thể giúp làm sạch các xoang và giảm lượng nước mũi chảy ra bởi lúc này, mũi tự điều chỉnh theo không khí ấm và ẩm. Vì vậy, trong mùa lạnh, bạn có thể bị chảy nước mũi kể cả khi không bị bệnh, cảm lạnh.
Ngoài vai trò làm ẩm không khí, chất nhầy của mũi còn đóng vai trò như một hệ thống phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus gây cảm lạnh. Đó là lý do vì sao khi nhiễm cảm lạnh, bạn thường bị chảy nước mũi. Tương tự, mũi cũng tiết nhiều dịch nhầy hơn nếu bị tấn công bởi các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như bụi, lông mèo, phấn hoa...
Khi bị nhiễm trùng, nước mũi thường có màu xanh, vàng hoặc trắng đục. Đó là dấu hiệu cho thấy các tế bào của hệ miễn dịch đang cố sức chiến đấu với bệnh tật. Nước mũi khiến việc hít thở khó khăn hơn, trong trường hợp này, bạn có thể khắc phục bằng cách tắm nước nóng.
Quay trở lại với câu hỏi của bạn, bạn không nên quá lo lắng vì tình trạng chảy nước mũi không phải lúc nào cũng là bệnh. Bạn cần giữ ấm mũi họng khi trời lạnh để tránh bị chảy nước mũi, đồng thời tập thể dục và ăn uống hợp lý để tăng cường miễn dịch, phòng ngừa cảm lạnh.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K".
Bình luận của bạn