- Chuyên đề:
- Viêm họng
Chất nhầy nhiều, chảy nước mũi là do viêm họng, viêm đường hô hấp?
Đoán bệnh qua màu sắc nước mũi của con
Lý giải nguyên nhân con bị thò lò mũi xanh
Viêm VA ở trẻ: Sớm không trị, muộn bị gù lưng, thấp khớp
Ho báo hiệu bệnh hô hấp nguy hiểm ở trẻ
Chất nhầy có trong miệng, mũi, xoang, họng, phổi và dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến chất nhầy có ở trong khoang mũi. Lượng chất nhầy sẽ gia tăng lên khi thời tiết lạnh với mục đích làm ấm, ẩm không khí đi qua mũi. Hiện tượng chảy nước mũi đơn giản chỉ là phản ứng của hệ miễn dịch khi phát hiện có sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Thông thường nước mũi vẫn chảy, một phần bị khô lại, đóng thành gỉ, một phần bốc hơi, phần lớn thì qua đường họng chảy xuống dạ dày.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho lượng chất nhầy gia tăng dẫn tới hiện tượng chảy nước mũi nhiều, chảy giàn giụa như: Bụi bẩn, vi khuẩn, virus, nấm mốc, các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật...).
Hãy cùng Health+ tìm hiểu về chất nhầy trong infographic dưới đây:
Khi thấy trẻ chảy nước mũi giàn giụa, nếu nước mũi không mùi, không màu, trong suốt thì mẹ không cần lo. Bởi vì, nước mũi dạng này phản ánh trẻ khỏe, chỉ hơi nhiễm lạnh chút xíu và mẹ chỉ cần lau sạch, giữ ấm cho trẻ là được. Tuy nhiên, nếu nước mũi có màu lạ như: Vàng, xanh, trắng đục, đỏ và nâu thì mẹ nên đưa bé đi bác sỹ ngay lập tức. Rất có thế, màu sắc của nước mũi báo động trẻ đang bị các chứng bệnh đường hô hấp như: Viêm họng, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản...
Bình luận của bạn