Bộ Y tế tiếp tục đề nghị không “ngăn sông cấm chợ” dịp Tết, cả nước có 166 ca mắc Omicron

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 27/1

Những điều kiêng kị trong ngày Tết bạn nên biết

Sỏi túi mật 20mm có nguy hiểm không, nên điều trị thế nào?

Khám phá những món ăn dịp năm mới của các nước trên thế giới

Trường hợp nào bị cách ly khi về quê ăn Tết?

Trong văn bản hỏa tốc gửi các tỉnh, thành phố về tăng cường phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và mùa lễ hội đầu năm 2022. Bộ Y tế nhấn mạnh, các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê dịp Tết, không "ngăn sông cấm chợ" và sau Tết cần hỗ trợ người lao động trở lại các thành phố lớn làm việc...

Bên cạnh đó, Sở Y tế sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo, triển khai "thần tốc" và "thần tốc hơn nữa" trong việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người 18 tuổi trở lên và mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Đặc biệt chú ý tổ chức tiêm an toàn, thuận lợi cho người có nguy cơ cao, rà soát không để bỏ sót đối tượng chưa được tiêm chủng và đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine để tập trung tiêm đủ liều cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên trong thời gian ngắn nhất.

Tính đến tối 26/1, nước ta đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron. Trong đó, TP.HCM có 92 trường hợp, Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội tối 26/1, địa phương này vừa ghi nhận thêm 2.884 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua. Thành phố đã trải qua 23 ngày có số ca nhiễm trên ngưỡng 2.500 người. Bộ Y tế ghi nhận Hà Nội là 1 trong 5 địa phương có số ca mắc COVID19 tích lũy cao nhất trong đợt dịch lần này, bên cạnh TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh.

Sau 2 ngày có số ca mắc mới dưới 100 trường hợp, TP.HCM đã ghi nhận số người người dương tính tăng nhẹ trở lại với 121 F0 trong 24 giờ qua. Tuy nhiên, đây đã là ngày thứ 4 liên tiếp thành phố ghi nhận số người mắc COVID-19 dưới ngưỡng 200 ca. Trước các diễn biến mới của dịch bệnh, sự xuất hiện của biến chủng Omicron, vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại (hay còn gọi là mũi 3) để tăng cường miễn dịch, hiệu quả phòng bệnh cho người dân.

Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh và các đơn vị liên quan khai trương thiết lập hệ thống Tổng đài tư vấn sức khỏe cho người mắc COVID-19 tại nhà. Theo đó, người dân Bắc Ninh có thể quay số cố định nội hạt bằng cách trực tiếp bấm 1022, người dân ngoại tỉnh có thể gọi trực tiếp số 02221022 để được tư vấn, hỗ trợ điều trị COVID-19 tại nhà.

Bệnh viện Đà Nẵng đã thành lập phòng khám "Tư vấn và điều trị sau COVID-19". Phòng khám là nơi khám, tầm soát, tư vấn và điều trị toàn diện các di chứng của bệnh, đồng thời, đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mắc COVID-19. Tại miền Trung, Bệnh viện Đà Nẵng là đơn vị bệnh viện công đầu tiên có phòng khám hậu COVID-19. 

Liên quan đến việc đi học trở lại của học sinh, từ ngày 14/2, tất cả các cơ sở giáo dục tại vùng xanh (dịch cấp 1) và vùng vàng (dịch cấp 2) trên địa bàn Đồng Nai đồng loạt đi học trực tiếp trở lại. Trước đó, từ cuối tháng 11/2021, tỉnh này thí điểm cho nhiều trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đón học sinh trở lại trường học trực tiếp sau nhiều tháng phải học trực tuyến vì COVID-19. Đến nay, ở Đồng Nai có khoảng 250 trường đang thí điểm cho học sinh đến lớp học trực tiếp.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội