Quảng cáo của Bệnh viện quốc tế DNA - Ảnh chụp màn hình.
Tập thể dục giúp người bệnh suy thận kéo dài sự sống
Suy thận độ mấy cần phải lọc máu?
Chế độ ăn cho người suy thận không lọc máu chu kỳ
"Mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu lọc máu của bệnh nhân suy thận"
Chiều 4/3, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có Công văn số 258/KCB-QLHN về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhận được phản ánh về việc một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động quảng cáo kỹ thuật lọc máu công nghệ cao loại bỏ mỡ máu giảm nguy cơ đột quỵ...
Cụ thể như trang mạng xã hội Facebook được giới thiệu của Bệnh viện quốc tế DNA. Trên trang Facebook này, phương pháp lọc máu được quảng cáo lọc bỏ mỡ máu xấu để “giải quyết tận gốc nguy cơ gây đột quỵ”, mang lại “máu sạch” cho cơ thể.
Để làm rõ vấn đề này, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra, rà soát nội dung liên quan đến phản ánh về nội dung quảng cáo của Bệnh viện quốc tế DNA, trong đó rà soát đối với danh mục kỹ thuật mà Bộ Y tế đã cấp phép cho bệnh viện thực hiện có trong quảng cáo tại địa chỉ nêu trên.
“Trường hợp bệnh viện này quảng cáo không đúng với danh mục kỹ thuật được phê duyệt, không đúng theo giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã cấp phép, đề nghị xử lý nghiêm đối với sai phạm”, Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhấn mạnh.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng yêu cầu Sở Y tế TP.HCM có báo cáo về sự việc trước ngày 11/3/2025.
Đối với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị các Sở Y tế kiểm tra, rà soát nội dung quảng cáo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý.
Đồng thời, Cục cũng yêu cầu tiến hành xử lý nghiêm đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quảng cáo các dịch vụ khi chưa được cấp giấy phép quảng cáo và quảng cáo không đúng đối với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Trước đó, Tạp chí Sức Khỏe+ đã đăng tải bài viết: "Thực hư phương pháp lọc máu giúp ngăn ngừa đột quỵ, giảm mỡ máu?" phản ánh về việc thời gian qua có nhiều người "rủ nhau" đi lọc máu thải độc, để loại bỏ mỡ máu và nhiều bệnh khác.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội cho rằng: "Nếu chỉ cần 2-3 tiếng với chi phí chưa đến chục triệu mà phòng ngừa được đột quỵ, hết cả mỡ máu, tiểu đường... thì chắc bác sĩ tim mạch như tôi thất nghiệp".
Theo PGS Hiếu, lọc máu chỉ được chỉ định khi cần điều trị, nghĩa là khi đã được chẩn đoán xác định là có bệnh thực sự. Đây là phương pháp rất hiệu quả cứu sống nhiều bệnh nhân như suy thận, suy tim, nhiễm khuẩn nặng, viêm tụy cấp... Cho đến nay, không có bất kỳ khuyến cáo nào về việc lọc máu như một phương pháp dự phòng đột quỵ hay thanh lọc cơ thể.
Bình luận của bạn