Suy thận độ mấy cần phải lọc máu?

Thời gian lọc máu cho bệnh nhân chạy thận mỗi lần kéo dài khoảng 4-5 giờ

Đối mặt nguy cơ suy thận ở người bệnh gout

Hướng dẫn cách xây dựng chế độ ăn cho người suy thận

Mỹ thực hiện ca ghép thận lợn đầu tiên cho người bệnh thận

Tầm quan trọng của việc kiểm soát huyết áp ở người suy thận

Tổng quan về bệnh suy thận

Thận là cơ quan quan trọng nằm ở phía lưng dưới, phân bổ ở hai bên của cột sống với vai trò chính là lọc máu và chất thải, cân bằng điện giải, duy trì độ pH, sản xuất hormone quan trọng (renin, erythropoietin), điều hòa huyết áp,...

Suy thận là khi thận bị suy giảm chức năng, do nhiều nguyên nhân và bệnh lý gây ra. Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành 2 nhóm là suy thận cấp và suy thận mạn. Suy thận thường không có dấu hiệu đặc trưng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có máu, co giật cơ bắp, chuột rút...

Người bị suy thận lọc máu khi nào?

Thận của người khỏe mạnh sẽ lọc được 120 - 150 lít máu mỗi ngày. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng lọc máu yếu hoặc mất hẳn sẽ khiến chất độc hại, dịch lỏng dư thừa không được đào thải ra ngoài và gây hại cho sức khỏe. Thậm chí người bệnh có thể bị hôn mê hoặc tử vong. Do đó, người bệnh cần lọc máu để thực hiện thay cho chức năng vốn có của thận, giúp lọc bỏ chất độc hại, độc tố hoặc thuốc ra khỏi cơ thể.

Bệnh thận mạn được chia thành 5 giai đoạn. Thông thường, người bệnh buộc phải tiến hành lọc máu khi bị suy thận cấp hoặc suy thận mạn đã bước vào giai đoạn cuối (mức lọc cầu thận chỉ còn dưới 15 ml/phút/1,73m2).

Hiện nay, có 3 phương pháp lọc máu thường được sử dụng là chạy thận nhân tạo ngắt quãng, liệu pháp thay thế thận liên tục và lọc màng bụng.

Lọc máu là phương pháp sống còn với những bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, nó không thể hiệu quả như thận khỏe mạnh. Do đó, khi lọc máu, người bệnh vẫn cần phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.  Đồng thời, người bệnh cần áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp để giúp nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Chế độ ăn của bệnh nhân chạy thận nên giảm muối, hạn chế kali, phospho… để không khiến các triệu chứng thêm trầm trọng.

Hỗ trợ giảm độ suy thận, giảm tần suất lọc máu bằng sản phẩm thảo dược

 

Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, xu hướng cải thiện tình trạng suy thận bằng thảo dược được các chuyên gia đánh giá cao và người bệnh tin dùng. Nổi bật là sản phẩm chứa dành dành.

Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2017, dành dành có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình xơ hóa thận, tăng tưới máu đến thận. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được kết hợp với các thành phần khác như râu mèo, bạch phục linh, mã đề, linh chi đỏ... bào chế theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp chiết xuất tối đa hàm lượng hoạt chất. Nhờ đó sản phẩm mang lại hiệu quả giúp hỗ trợ kiểm soát triệu chứng và biến chứng của bệnh suy thận.

Theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021, có đến 92,9% số người dùng hài lòng về sản phẩm chứa thảo dược dành dành để cải thiện triệu chứng suy thận như tiểu đêm nhiều lần, tiểu bọt, đau ngang thắt lưng, phù nề, thiếu máu…

Người bệnh suy thận có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng sản phẩm chứa thảo dược dành dành mỗi ngày.

Lê Tuyết (Tổng hợp)

 

Tiếp thị bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

Số GPQC: 01502/2019/ATTP-XNQC

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu