Tập thể dục giúp người bệnh suy thận kéo dài sự sống

Người bệnh đang chạy thận được khuyến cáo tập thể dục vừa sức

Lời khuyên giúp người suy thận tránh nguy cơ chạy thận

TP.HCM: Bệnh nhân chạy thận gặp khó vì bệnh viện không chọn được nhà thầu

Người bị suy thận nên làm gì để hạn chế nguy cơ phải chạy thận?

Vẫn lạc quan dù gần 20 năm "sống chung" với máy chạy thận

Chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng (thẩm tách phúc mạc) là các biện pháp điều trị thay thế thận cho người bệnh suy thận giai đoạn cuối. Theo chia sẻ của BS Kirsten Johansen – Chủ nhiệm khoa Thận học, Trung tâm Y tế Hennepin (Mỹ), tại hội nghị thường niên của Hội Thận học Mỹ (ASN), bệnh nhân đang chạy thận, lọc màng bụng thường có xu hướng rất ít khi vận động.

Các nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và tỷ lệ sống sót của người bệnh chạy thận nhân tạo. Thế nhưng, lối sống thụ động kết hợp với bệnh suy thận mạn, cùng tình trạng lão hóa và các yếu tố khác khiến sức khỏe của người bệnh giảm sút, khối lượng cơ giảm, khả năng vận động cũng kém đi.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên trên các bệnh nhân suy thận đang chạy thận, lọc màng bụng cho thấy, người ít vận động có tiên lượng kém hơn. Họ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp, kháng insulin, rối loạn mạch máu và viêm mạn tính.

Trái lại, tập thể dục đã được chứng minh giúp giảm tình trạng viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm các tổn thương do nhồi máu não, ngăn ngừa kháng insulin, tăng cường chức năng mạch máu ở người khỏe mạnh.

Người đang chạy thận có thể tập những bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe - Ảnh: Đại học Bangor (Vương quốc Anh)

Người đang chạy thận có thể tập những bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe - Ảnh: Đại học Bangor (Vương quốc Anh)

BS Johansen nhấn mạnh, những tác dụng này cũng có lợi với người bệnh thận mạn tính, đặc biệt là với chức năng tim mạch. Tình trạng cứng động mạch và chức năng nội mạc mạch máu cải thiện đáng kể khi tập thể dục.

Dù tập thể dục mang lại nhiều lợi ích, đa số người bệnh gặp khó khăn trong tuân thủ kế hoạch tập luyện khi đang thực hiện lọc màng bụng. Nghiên cứu cho thấy, trong quá trình can thiệp tập thể dục (đạp xe) cường độ trung bình tới cao, có tới 33% người bệnh bỏ cuộc. Chưa tới một nửa số bệnh nhân tiếp tục tham gia có thể hoàn thành trọn vẹn buổi tập.

BS. Johansen thông tin, đa số người bệnh ngừng tập do mệt mỏi. Một vài trường hợp phải nhập viện, từ chối tiếp tục điều trị, mất hứng thú hoặc bị bệnh. Bác sĩ cũng ghi nhận rằng, các nghiên cứu hiện nay mới chỉ tập trung vào hình thức vận động cường độ trung bình trở lên. Đồng thời, người bệnh chỉ tập luyện khi được yêu cầu và giám sát, họ ngừng tập ngay khi thử nghiệm kết thúc.

Chuyên gia Thận học đề xuất cần thêm nhiều thử nghiệm quy mô lớn về tác dụng của các bài tập cường độ thấp hơn, kết hợp với các chiến lược thúc đẩy sự thay đổi về hành vi của người bệnh.

 
Quỳnh Trang (Theo Pharmacy Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu