- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Thiếu hoạt động thể chất khiến người bệnh đái tháo đường khó kiểm soát đường huyết
Khoai lang có thể giúp ích cho bệnh nhân đái tháo đường
9 thói quen xấu ảnh hưởng tới việc kiểm soát đái tháo đường type 2
Người bệnh đái tháo đường type 2 có nên uống nước ép trái cây?
7 công dụng bất ngờ của lá xoài cho người bệnh đái tháo đường
Theo các nhà khoa học tại Đại học Newcastle (Anh), thay đổi chế độ ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn, thậm chí đảo ngược bệnh. Một trong những bài tập phù hợp nhất với người bệnh đái tháo đường chính là bơi lội.
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, bơi lội không gây áp lực lên xương khớp, do đó đặc biệt phù hợp với người bệnh đái tháo đường type 2. Cụ thể, bơi lội sẽ gây ít áp lực lên đôi chân so với các hình thức tập luyện khác (như đi bộ hay chạy bộ).
Bơi lội giúp bảo vệ bàn chân cho người bệnh đái tháo đường
Khi bị đái tháo đường type 2, máu sẽ khó lưu thông tới các mạch máu nhỏ tại các các chi. Điều này khiến người bệnh mất cảm giác, thường hay bị tê bì, ngứa ngáy tay chân, đặc biệt là ở bàn chân.
Người bệnh đái tháo đường sẽ phải tránh các tổn thương ở bàn chân, vì chỉ một vết cắt nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng và mất nhiều thời gian để lành lại.
So với các bài tập thông thường (như chạy bộ, đạp xe…), bơi lội sẽ làm giảm áp lực lên bàn chân, giảm nguy cơ chấn thương, rất an toàn với người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, bơi lội cũng giúp bạn giảm cân từ từ, giúp khắc phục tình trạng kháng insulin trong cơ thể.
Theo GS. Roy Taylor từ Đại học Newcastle (Anh): “Việc tái kích hoạt các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bằng cách giảm cân từ từ là hoàn toàn có thể. Nguyên nhân là do tập thể dục thường xuyên giúp giảm hàm lượng mỡ trong tuyến tụy. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, chất béo dư thừa (trong tuyến tụy) có thể gây ngừng sản sinh insulin. Do đó, các hoạt động giúp giảm lượng chất béo tích tụ (như bơi lội) có thể giúp phục hồi chức năng của các tế bào sản sinh insulin”.
Ngoài bơi lội, các chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh đái tháo đường nên tập các bài tập giữ thăng bằng (như yoga, thái cực quyền…). Các bài tập này giúp người bệnh giữ thăng bằng tốt hơn, từ đó làm giảm nguy cơ té ngã.
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng vận động 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để kiếm soát đường huyết tốt, theo Hiệp hội Đái tháo đường (Anh).
Vi Bùi H+ (Theo Express.co.uk)
Bình luận của bạn