- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường không nên bỏ bữa
Người bệnh đái tháo đường type 2 có nên uống nước ép trái cây?
7 công dụng bất ngờ của lá xoài cho người bệnh đái tháo đường
Top 4 loại thực phẩm nên ăn khi bị đề kháng insulin
8 cách giảm kháng insulin, giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2
Bỏ bữa
Do cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều người có thói quen bỏ bữa sáng, thậm chí là bữa trưa. Điều này có thể khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn trong bữa tối. Ăn quá mức có thể khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát, đồng thời khiến bạn dễ bị tăng cân.
Theo nghiên cứu năm 2015 được đăng tải trên Tạp chí Diabetes Care, những người bệnh đái tháo đường type 2 bỏ bữa sáng có chỉ số đường huyết cao hơn 37% so với những người ăn sáng đầy đủ.
Tốt hơn hết, người bệnh đái tháo đường không nên bỏ bữa mà hãy ăn 3 - 5 bữa trong ngày. Thực hiện thói quen này sẽ giúp bạn dễ kiểm soát đường huyết và duy trì cân nặng khỏe mạnh hơn.
Ăn vặt về đêm
Người bệnh đái tháo đường không nên ăn vặt về đêm
Ăn vặt buổi đêm, đặc biệt vừa ăn vừa xem TV là một thói quen xấu khiến bạn ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate như bánh quy, khoai tây chiên… Điều này có thể khiến đường huyết tăng cao hơn vào buổi sáng hôm sau.
Không thường xuyên kiểm tra đường huyết
Theo Hiệp hội Đái tháo đường (Mỹ), theo dõi đường huyết thường xuyên là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2. Biết chính xác lượng đường huyết sẽ giúp bác sỹ đánh giá tình trạng bệnh chuẩn xác hơn, từ đó đưa ra các điều chỉnh trong việc điều trị (nếu cần).
Uống quá nhiều rượu
Uống quá nhiều rượu có thể gây tăng cân, ảnh hưởng xấu tới gan - nơi dự trữ glucose trong cơ thể. Uống quá nhiều rượu cũng có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết trong vòng 24 giờ, không tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Uống nhiều rượu bia không tốt cho người bệnh đái tháo đường
Người bị bệnh đái tháo đường không nên uống rượu lúc đói hoặc khi lượng đường trong máu hạ thấp. Bạn chỉ nên uống rượu ở mức vừa phải (1 - 2 cốc nhỏ/ngày) theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tốt hơn hết, bạn không nên uống rượu khi đã mắc đái tháo đường.
Hút thuốc lá
Ai cũng biết hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là với người bệnh đái tháo đường. Trên thực tế, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các biến chứng tim mạch và hút thuốc là chỉ càng làm tăng cao nguy cơ này.
Người bệnh đái tháo đường hút thuốc lá sẽ khó kiểm soát liều lượng insulin trong cơ thể. Họ cũng sẽ bị kém lưu thông máu ở bàn chân, làm tăng cao nguy cơ nhiễm trùng, loét chân, cũng như suy giảm thị lực và tổn thương thần kinh.
Giảm cân cấp tốc
Những phương pháp giảm cân cấp tốc yêu cầu bạn phải ăn kiêng nghiêm ngặt, ăn rất ít calorie. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type 2.
Tốt hơn hết, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và giảm cân một cách từ từ thông qua tập thể dục vừa sức.
Lười tập thể dục
Người bệnh đái tháo đường type 2 nên chịu khó dành ra khoảng 150 phút/tuần để tập thể dục, giảm tình trạng kháng insulin và duy trì cân nặng ổn định. Các bài tập giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường huyết bao gồm: Chạy bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, chơi tennis hoặc leo cầu thang.
Ngồi quá nhiều
Những người bệnh đái tháo đường thường phải làm việc trong văn phòng sẽ có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm. Tốt hơn hết, thỉnh thoảng bạn nên đứng dậy đi lại, co duỗi cơ bắp để máu lưu thông tốt hơn.
Hay cảm thấy căng thẳng
Căng thẳng có thể làm tăng cao đường huyết. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, các hormone cơ thể sản sinh khi bị căng thẳng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nồng độ đường huyết. Do đó, người bệnh đái tháo đường type 2 nên thực hiện các thói quen giảm căng thẳng như đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga… hàng ngày.
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.
Bình luận của bạn