Helicobacter pylori là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong dạ dày
Phát hiện thuốc mới có thể khiến tế bào ung thư "ngủ" vĩnh viễn
3 loại ung thư đường tiêu hóa dễ mắc phải nhất mà bạn cần cảnh giác
Không phải cứ nhiễm vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày
6 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày đã cận kề: Bức ảnh dưới đây giúp bạn nhận biết bệnh
Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, Ung thư dạ dày là bệnh Ung thư phổ biến thứ tư ở nam giới và thứ bảy ở nữ giới. Tỷ lệ Ung thư dạ dày cao nhất vào năm 2018 được ghi nhận ở Hàn Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản và Trung Quốc.
Một yếu tố nguy cơ gây Ung thư dạ dày là nhiễm một loại vi khuẩn có tên Heliobacter pylori, nhưng những chi tiết cụ thể về tác động của nó đối với sự phát triển của các khối u vẫn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle (Mỹ) đã xác định chính xác chủng H. pylori cụ thể nào có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Theo đó, nghiên cứu viên cao cấp TS. Nina Salama và nhóm nghiên cứu, phối hợp với các nhà nghiên cứu từ Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc) đã thu thập và phân tích các mẫu phân, nội soi dạ dày từ 49 người tham gia để xem loại H. pylori nào có liên quan đến ung thư dạ dày.
Thông qua phân tích, họ đã xác định: H. pylori với EPIYA D - một biến thể của gene liên quan đến cytoxin A có liên quan tới ung thư dạ dày. Trong số những người tham gia nghiên cứu có chủng này, 91% được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày.
“Chúng tôi đã biết vi khuẩn H. pylori có mối tương quan mạnh với ung thư dạ dày, nhưng rất khó xác định lý do tại sao một số bệnh nhân, đặc biệt là ở những vùng như Đông Bắc Á lại dễ mắc bệnh ung thư dạ dày. Các phát hiện mới này có thể thay đổi cách thức sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày”, TS. Salama cho hay.
Mục tiêu của nghiên cứu chính là phát triển vaccine phòng ngừa ung thư dạ dày hoặc một công cụ nào đó để nhận biết nguy cơ bệnh tốt hơn.
Bình luận của bạn