Cả nước còn 5 tỉnh "vùng cam", hướng dẫn mẹ là F0 cho con bú

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h sáng ngày 29/3

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư có thể gây tác dụng phụ gì?

Người bệnh tim mạch nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch?

Tôn vinh những thầy thuốc trẻ Việt Nam trên mặt trận phòng, chống dịch

17 nước công nhận hộ chiếu vaccine của Việt Nam, cấp độ dịch mới của TP.HCM

Cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến 12h ngày 28/3 cho thấy, cả nước 5 tỉnh "vùng cam" bao gồm: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Phú Thọ và Yên Bái.

Theo hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19, trong trường hợp mẹ và trẻ đều xác định mắc COVID-19, mẹ có thể duy trì việc cho trẻ bú. Nếu trẻ ngạt mũi, khó bú, mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ trước khi bú. Trẻ không bú được, vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cốc và thìa. Đối với trường hợp chỉ có bà mẹ được xác định mắc COVID-19, nhân viên y tế cần tư vấn cho bà mẹ và gia đình cân nhắc giữa lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ và nguy cơ trẻ sơ sinh có thể mắc COVID-19.

TP.HCM đã lập xong danh sách với khoảng 900.000 trẻ từ năm đến dưới 12 tuổi (trong đó có khoảng 12.000 trẻ chưa đi học, không đi học) để tiêm vaccine cho các em. Theo kế hoạch, trẻ đi học sẽ được tiêm tại trường, riêng trẻ năm tuổi được tiêm ở trường mầm non nếu trường đủ điều kiện tổ chức tiêm, còn trẻ không đi học sẽ tiêm ở trạm y tế hoặc điểm tiêm do UBND phường, xã sắp xếp. Ngoài điểm tiêm ở các trường học, thành phố sẽ có các điểm tiêm lưu động. Khi tiêm chủng, cha mẹ hoặc người giám hộ cho trẻ phải ký giấy đồng ý tiêm cho trẻ. Trước khi triển khai chiến dịch tiêm chủng này, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tiến hành cho các trường lấy ý kiến từ các phụ huynh. Qua khảo sát, ở khối mầm non có khoảng 60,4% phụ huynh đồng thuận tiêm chủng. Số liệu này ở khối tiểu học và THCS (lớp 6) lần lượt là 81% và 87,6%.

Ngày 31/3 là thời hạn Quảng Ngãi hoàn thành tiêm mũi 3 - mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19. Hiện, ngành y tế tại đây đang tập trung rà soát, lên danh sách cụ thể số lượng người từ 18 tuổi trở lên chưa tiêm mũi 3 để triển khai tiêm trong thời gian sớm nhất.

Đến nay, Yên Bái ghi nhận hơn 104.000 ca mắc COVID-19, tương đương khoảng 1/8 dân số toàn tỉnh. Ngày 28/3, thêm 3.795 ca mắc mới. Yên Bái vẫn là 1 trong 5 tỉnh thuộc cấp độ 3 (vùng cam) nhưng không còn xã, phường, thị trấn nào là vùng đỏ; 162 xã, phường, thị trấn "vùng cam".

Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu thành công bệnh nhân mắc hội chứng MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em liên quan đến COVID-19). Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục hơn 39 độ C, kích thích, ban đỏ da dạng toàn thân, ngứa nhiều, kết mạc mắt đỏ, khó thở, đau tức ngực, các chỉ số viêm tăng rất cao (procalcitonin 4.495 ng/mL, CRP định lượng 253.8 mg/L). Hội chứng MIS-C là căn bệnh nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của người bệnh nếu không được xác định và điều trị sớm. Ở Việt Nam mới ghi nhận một số ít ca tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Chính vì số lượng mắc và ghi nhận quá ít nên rất khó chẩn đoán và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tương tự khác.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn