Các cách trị tê chân cho người bệnh đái tháo đường

Biến chứng thần kinh ngoại biên khiến nhiều người bệnh đái tháo đường bị tê bì chân tay

Thuốc Nam trị đái tháo đường: 5 dược liệu tiêu biểu

HbA1c 8% có nên dùng TPBVSK Glutex không?

Đái tháo đường chưa có biến chứng, dùng TPBVSK Hộ Tạng Đường được không?

Thuốc bổ cho người bệnh đái tháo đường: Hiểu đúng, bổ sung đúng

Chuyên gia nội tiết - đái tháo đường tư vấn:

Chào bạn!

Tình trạng tê chân ở người bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã gặp phải biến chứng thần kinh ngoại biên. Theo đó, biến chứng này xảy ra khi các dây thần kinh ở bàn chân hoặc bàn tay (các dây thần kinh ngoại biên) bị tổn thương.

Bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến tổn thương các dây thần kinh này vì lượng đường dư thừa trong máu có thể làm tổn thương các mao mạch nhỏ, làm giảm lượng máu tới nuôi các dây thần kinh. Về lâu dài, điều này có thể khiến các dây thần kinh ngoại biên mất dần khả năng hoạt động bình thường.

 Biến chứng thần kinh ngoại biên là nguyên nhân gây tê chân, châm chích bàn chân

Biến chứng thần kinh ngoại biên là nguyên nhân gây tê chân, châm chích bàn chân

Biến chứng thần kinh ngoại biên thường ảnh hưởng tới bàn chân, gây ra các triệu chứng như tê chân, cảm giác châm chích, ngứa ran, thậm chí đau nhói ở bàn chân.

Biến chứng thần kinh ngoại biên là một vấn đề khá phổ biến với người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn không thể làm gì để ngăn ngừa chúng. Theo đó, để giúp ngăn ngừa biến chứng thần kinh ngoại biên, cải thiện tình trạng tê chân do đái tháo đường, bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau để kiểm soát đường huyết:

Tập thể dục đều đặn, vừa sức

Thói quen này có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, phòng ngừa biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường. Bạn nên biến việc hoạt động thể chất thành một phần của các thói quen hàng ngày. Theo đó, tập các bài tập vừa sức như đi bộ nhanh, tập thể dục nhịp điệu, đạp xe, bơi lội, tập yoga… 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần có thể giúp ích.

Có chế độ ăn uống lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu trong chế độ ăn uống thường ngày. Họ cũng cần hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa để kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

Giảm cân

Nếu đang bị thừa cân, béo phì, người bệnh đái tháo đường nên có kế hoạch giảm cân khoa học để làm giảm lượng đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng thần kinh ngoại biên gây tê chân.

Bỏ thuốc lá

 

Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là lưu thông máu xuống bàn chân. Điều này có thể khiến tình trạng tê chân thêm nghiêm trọng.

Chú ý kiểm tra, chăm sóc bàn chân hàng ngày

Biến chứng thần kinh ngoại biên thường bắt đầu từ các chi, với các triệu chứng tưởng chừng như không có gì nguy hiểm như tê chân. Dù vậy, bạn vẫn nên chú ý kiểm tra bàn chân mỗi ngày để xem có các vết thương, vết cắt nào hay không. Nếu không được kiểm soát, các vết thương nhỏ cũng có thể chuyển thành nhiễm trùng nguy hiểm.

Để tránh tổn thương bàn chân, bạn nên cẩn thận khi cắt móng chân, đi giày vừa vặn và không đi chân trần, ngay cả khi ở trong nhà. Nếu nhận thấy bất kỳ vết thương hoặc vết loét nào lâu lành ở chân, bạn nên nhanh chóng đi khám để được xử trí kịp thời.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ trị tê chân do đái tháo đường

Dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học tại Việt Nam và trên thế giới, bài thuốc đái tháo đường từ 4 thảo dược quý: Câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn có tác dụng hỗ trợ giảm tổn thương trên tế bào thần kinh, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng tê bì, châm chích chân tay do đái tháo đường.

Tác dụng này còn được gia cố khi có sự kết hợp của cả 4 thảo dược trên với hoạt chất alpha lipoic acid - một chất chống oxy hóa mạnh để bảo vệ tế bào thần kinh khỏi sự tổn thương do tăng đường huyết.

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường trong bài viết: TPBVSK Hộ Tạng Đường - Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh ở người tiểu đường

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị