Thuốc Nam có tác dụng cầm máu với những vết thương nhẹ
Xuất hiện máu trong tinh dịch liệu có nguy hiểm?
Hút thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu của cơ thể
Đau nặng ngực, khó thở khi lên xuống cầu thang có phải thiếu máu cơ tim?
Podcast: Vì sao ăn chay mà vẫn rối loạn mỡ máu?
Một số lưu ý khi cầm máu
Cầm máu nhanh là rất quan trọng và cần thiết để giúp nạn nhân tránh được những rủi ro về sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Đối với những vết thương nhỏ, nhẹ, nông và chảy máu không quá nhiều thì bạn có thể dùng các loại cây cầm máu nói trên để sơ cứu. Tuy nhiên, nếu vết thương lớn, nặng, sâu và chảy máu nhiều hơn thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi thực hiện cầm máu nhanh.
- Giữ chặt vết thương bằng cách dùng tay hoặc dùng băng gạc, miếng vải sạch ấn mạnh vào để ngăn chảy máu
- Nâng cao vùng bị thương để lưu lượng máu đến đây được giảm, nhờ đó, giảm thiểu tình trạng chảy máu.
- Thực hiện cầm máu bằng cách chườm đá lạnh hoặc các loài cây cầm máu nói trên. Trước khi thực hiện, hãy cố gắng vệ sinh vết thương càng sạch càng tốt để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Các loại cây trước khi dùng cầm máu cần rửa sạch, tránh vết thương bị nhiễm trùng.
- Đặc biệt, trong các trường hợp sau, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến gặp bác sĩ
● Vết thương không ngừng chảy máu mặc dù đã thực hiện cầm máu nhanh.
● Vết thương quá dài và quá sâu, cần phải được phẫu thuật hoặc khâu lại.
● Vết thương có dị vật không thể gắp ra và có nguy cơ bị nhiễm trùng.
● Nạn nhân bị đau nhiều kèm biểu hiện choáng váng, ngất xỉu, không còn tỉnh táo.
● Nghi ngờ bị gãy xương hoặc bị mất một bộ phận nào đó trên cơ thể.
Bình luận của bạn