Trẻ em là đối tượng rất dễ bị say tàu xe
Biện pháp đơn giản giúp giảm tình trạng buồn nôn
21 cách giúp bạn phòng chống say tàu xe khi đi xa
Những cách hay giúp mẹ bầu không bị say xe
Ăn gì để trị khó tiêu, giảm cảm giác buồn nôn do say xe
Ăn gì để trị khó tiêu, giảm cảm giác buồn nôn do say xe
Vì sao trẻ bị say tàu xe?
Thực tế, bất kì ai đều có thể bị say tàu xe, nhưng đối tượng phổ biến nhất là trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng say tàu xe là do não nhận tín hiệu di chuyển từ các bộ phận cơ thể như mắt, tai trong, cơ, khớp… trái ngược nhau sẽ khiến não không nhận biết được liệu trẻ đang di chuyển hay đứng yên. Và điều này dẫn tới tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, quá nóng... Nhóm triệu chứng này có thể cực kỳ khó chịu và khiến trẻ mệt nhoài sau mỗi chuyến đi.
Bí quyết giảm say tàu xe
Theo Healthday, có một số chiến lược giúp tránh say tàu xe cho trẻ nhỏ, bao gồm:
- Tránh các trò chơi có chuyển động tròn hoặc lắc lư lặp đi lặp lại trước khi trẻ lên xe.
- Cha mẹ nên hạn chế tối đa việc lái xe ở những đoạn đường lùi có nhiều dốc, khúc cua.
- Không đọc sách, báo, điện thoại khi di chuyển bằng tàu, xe.
- Khuyến khích trẻ nhìn ra ngoài cửa sổ ô tô.
- Mặc quần áo nhẹ nhàng và nhiệt độ trong xe luôn mát mẻ.
- Giữ cho trẻ đủ nước và tránh ăn quá nhiều.
Các loại thuốc chống say tàu xe
Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc dùng để chống say tàu xe như: Dimenhydrinate (Dramamine), Meclizine (Bonine), Ondansetron (Zofran), Scopolamine, Cyproheptadine (Periactin)... Mỗi loại thuốc đều có những lưu ý, chống chỉ định và thận trọng khi sử dụng ở một số đối tượng cụ thể. Vì vậy, trước khi sử dụng cho trẻ cần có sự tư vấn từ các chuyên gia, tuyệt đối không lạm dụng.
Ngoài các nhóm thuốc kể trên, các liệu pháp tự nhiên giảm say tàu xe cũng mang lại hiệu quả và không có tác dụng phụ như: Uống trà gừng, nước gừng, dùng tinh dầu thơm từ vỏ cam, vỏ quýt, bạc hà giúp mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn và giảm mùi xe cho trẻ trong suốt hành trình.
Bình luận của bạn