Những cách hay giúp mẹ bầu không bị say xe

Bà bầu bị say xe nên ngồi ở ghế trước để tránh say xe và buồn nôn

Chẳng còn lo say tàu xe nhờ bấm 2 huyệt này

Làm theo những lời khuyên này, bạn không còn sợ say tàu xe

Say xe, mệt đứ đừ chỉ vì... huyết áp thấp

Cao dán chống say tàu xe: Dùng sao cho đúng?

Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, say xe, nôn nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, bởi sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải và hạ đường huyết. Ngoài ra, động tác nôn ói làm co thắt cơ trơn đường ruột, cơ thành bụng và tăng áp lực bên trong ổ bụng dễ đưa đến dọa sẩy thai hoặc sẩy thai đối với những trường hợp thai có bóc tách túi thai trước đó.

Bởi vậy, nếu bị say xe, các mẹ bầu không nên di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa. Nếu bắt buộc phải đi, mẹ bầu có thể áp dụng những mẹo giảm say xe như dưới đây:

1. Ngồi ghế đầu và thật thoải mái

Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ngồi đầu xe sẽ ít bị chi phối bởi những tình huống trên xe. Ngoài ra, ngồi ghế trước thường ít bị xóc. Bạn hãy thật thoải mái, đừng tập trung quá vào việc say xe sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào. Ngoài ra, nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở bằng không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài.

Để ngồi thoải mái, chị em có thể đem theo gối, đệm để dùng trên xe như gối kê cổ, kê lưng, gác chân…

Bà bầu bị say xe không nên ngồi ghế sau và đọc sách hay làm việc

2. Bà bầu cần rất thận trọng với thuốc chống say xe

Theo các chuyên gia về thần kinh, say tàu xe có nguyên nhân chính từ cơ quan tiền đình ở tai trong. Hiện nay, trên thị trường đang bán nhiều loại thuốc chống say như viên uống và miếng dán (hay còn gọi là cao dán). Miếng dán say xe là băng mỏng, thường có hình tròn hay hình chữ nhật. Sau khi được dán vào vùng phía sau tai, miếng dán sẽ phát huy tác dụng như những viên thuốc uống say xe.

Tuy nhiên, theo BS Phụ sản Từ Thị Thu Thủy - Nguyên Bác sỹ Bệnh viện 198, bà bầu không nên dùng miếng dán chống say xe vì miếng dán cũng là thuốc, không tốt cho bà bầu. Nhưng nếu bà bầu đi xe bị say cũng rất nguy hiểm, vì có thể gây nôn, buồn nôn, ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí dọa sẩy thai, sẩy thai, đặc biệt trong những tháng đầu thai chưa ổn định. Để giúp chống say xe, tàu, bà bầu có thể uống nước gừng, trà gừng trước khi lên xe, hoặc ngậm một lát gừng khi đang di chuyển. Bà bầu có thể dùng 1 - 2 lát gừng dán lên rốn, băng lại cũng có tác dụng.

3. Không ăn quá no, không ngủ quá ít

Trước khi khởi hành, nên ngủ đủ giấc vào đêm trước, tránh ăn quá no hay để bụng đói, tốt nhất ăn các thức ăn dễ tiêu, vừa phải trước khi lên xe ít nhất 2 giờ.

4. Không ngồi trên xe quá lâu

Hạn chế những chuyến đi có thời gian di chuyển quá 6 tiếng để tránh tình trạng tụ máu ở chân và khung xương chậu.

Nếu đi xe khách, khi xe dừng, bạn nên xuống đi bộ cho thoải mái. Trên xe bạn cũng nên thỉnh thoảng lúc lắc cổ chân, tay để đảm bảo máu huyết được lưu thông.

Ngọc Hoa H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp