- Chuyên đề:
- Sốt xuất huyết
Chủ động phòng bệnh sốt xuất huyết bằng cách diệt muỗi tại môi trường sống
Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết
Thực phẩm người sốt xuất huyết nên ăn để chóng khỏi bệnh
Lưu ý quan trọng với thai phụ mắc sốt xuất huyết
Tổng vệ sinh nhà ở, phòng muỗi vằn gây sốt xuất huyết
Theo Bộ Y tế, tính đến tuần đầu tháng 8/2022, cả nước ghi nhận trên 145.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 53 trường hợp tử vong. Bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.
Biện pháp giảm muỗi trong sân vườn
Muỗi Aedes aegypti hay muỗi vằn - trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết - thích đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch và những nơi nước đọng ở lốp xe, chậu cây cảnh... Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối. Để phòng bệnh sốt xuất huyết, Bộ Y tế kêu gọi người dân mỗi tuần dành 10 phút để làm sạch môi trường sống, diệt bọ gậy/lăng quăng.
Dưới đây là một số biện pháp diệt muỗi dễ thực hiện cho gia đình có sân vườn:
Loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng
Muỗi vằn có tập tính đẻ trứng ở nơi nước trong, không nhất thiết phải là bãi rác, cống rãnh. Chậu hoa cây cảnh và đĩa hứng chứa nước; Bể chứa nước không có nắp đậy… là nơi trú ngụ và đẻ trứng lý tưởng của loài muỗi lây truyền sốt xuất huyết.
Để giảm thiểu và diệt muỗi trong sân vườn, bạn cần thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà; Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Các gia đình cũng cần thường xuyên thay nước ở bể cảnh, hòn non bộ… hoặc thả cá để diệt bọ gậy.
Các loại chai, lọ… dùng để tái chế cũng cần đậy thật kín. Nguyên nhân là sau cơn mưa, bất cứ chỗ nào có đọng nước trong trong vòng 1 tuần có thể trở thành “tổ” của muỗi vằn gây sốt xuất huyết.
Muỗi hoạt động không phân biệt “ranh giới” giữa nhà này và nhà khác. Vì vậy, bạn cần kêu gọi hàng xóm cùng làm sạch, loại bỏ các vật liệu phế thải trong khu dân cư.
Phối hợp với ngành y tế
Các gia đình nên tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Trước khi phun thuốc, cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp đồ dùng trong và ngoài nhà gọn gàng để thuốc không dính vào các vật dụng này.
Làm bẫy diệt muỗi đơn giản
Ngoài bẫy côn trùng bằng điện hoặc băng dính, bạn có thể tự chế bẫy diệt muỗi (diệt được cả ruồi) bằng chai nhựa (theo hướng dẫn ở hình trên). Trong nước, bạn thả chút cỏ hoặc bột men nở để tạo ra bọt khí, thu hút muỗi cái đến đẻ trứng. Phần thân trên của chai úp ngược xuống dưới sao tạo thành một cái phễu. Sau một vài ngày, bạn có thể thay một chiếc bẫy mới để đảm bảo hiệu quả.
Cách phòng muỗi đốt
Dù dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ đến đâu, khi hoạt động ngoài trời hoặc sân vườn, bạn khó tránh khỏi tình trạng bị muỗi “bám đuôi”. Khi đó, bạn có thể dùng các sản phẩm xịt chống muỗi, đuổi muỗi chứa các thành phần như: DEET (hóa chất mạnh nhưng có hiệu quả cao); Tinh dầu bạch đàn chanh (Lemon eucalyptus). Việc đốt nến có mùi thơm (kể cả là mùi sả) không đảm bảo hiệu quả đuổi muỗi trong những không gian rộng như sân vườn.
Bình luận của bạn