Loại bỏ những thói quen xấu giúp công việc dọn dẹp của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn
Những ổ chứa vi khuẩn, mầm bệnh hàng đầu trong nhà
Đảm bảo vệ sinh nhà ở trong mùa dịch
Vệ sinh nhà cửa thế nào để ngăn ngừa muỗi?
Mẹo kiểm soát cân nặng trong thời gian nghỉ dịch ở nhà
Không làm sạch các dụng cụ vệ sinh
Chính những thiết bị làm sạch nhà cửa như cây lau nhà, máy hút bụi, máy giặt… lại không được vệ sinh thường xuyên. Do đó, các vi khuẩn có thể tích tụ và sinh sôi trong chúng, làm giảm hiệu quả khi sử dụng.
Sau khi dọn dẹp nhà cửa, hãy dành thời gian vệ sinh các dụng cụ trên bằng cách rửa, giặt với nước nóng và dung dịch sát khuẩn. Tùy thuộc vào mức độ sử dụng máy giặt, bạn có thể làm sạch lồng giặt khoảng 1 lần/tháng bằng chế độ tự vệ sinh của thiết bị.
Sử dụng duy nhất 1 chiếc khăn để lau toàn bộ ngôi nhà
Việc dùng chung khăn lau cho tất cả các phòng trong ngôi nhà có thể khiến vi khuẩn lây lan và phát triển. Dù bạn dùng nước lau nhà hay các dung dịch tẩy rửa thường xuyên, một số mầm bệnh có thể lây nhiễm sang các khu vực khác trong nhà.
Để tránh tình trạng nhà càng dọn càng bẩn, bạn nên dùng các loại khăn, giẻ lau riêng biệt cho từng khu vực trong ngôi nhà. Ngay trong phòng tắm, bạn cũng cần khăn lau khử khuẩn riêng cho gương, tay nắm, bồn tắm, bồn rửa mặt…
Ngâm bát đĩa bẩn trong bồn rửa bát
Bát đĩa, dụng cụ nấu ăn nên được giải quyết ngay sau khi sử dụng
Trong những ngày bận rộn, nhiều người không có thói quen rửa chén bát ngay sau bữa ăn. Những dụng cụ ăn uống chất chồng trong bồn rửa, thậm chí ngâm qua đêm là môi trường thu hút côn trùng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Chính vì vậy, tất cả các thành viên trong nhà nên tạo thói quen rửa cốc, bát đĩa ngay sau khi sử dụng và cất vào nơi khô ráo. Với những vết bẩn cứng đầu trên nồi, chảo, bạn có thể cho baking soda và nước rửa bát vào nồi, thêm nước, đun sôi liu riu đến khi chúng bong ra rồi rửa sạch.
Bảo quản dụng cụ vệ sinh không đúng cách
Mỗi khu vực trong nhà đều cần những dụng cụ và dung dịch vệ sinh riêng biệt. Do đó, bạn không nên bảo quản tất cả ở 1 nơi, gây mất thời gian tìm kiếm dụng cụ khi cần. Thay vào đó, các dụng cụ sạch cần được phân loại và đặt ở vị trí dành riêng cho chúng: Gần nhà tắm, nhà bếp, dụng cụ lau bụi cho phòng khách hoặc phòng ngủ…
Lười dọn dẹp tủ lạnh
Trong mùa dịch, các gia đình đều có thói quen tích trữ thực phẩm để hạn chế tần suất mua sắm. Tuy nhiên, trước khi mua thêm thực phẩm, bạn cần kiểm tra một lần thức ăn, đồ uống đang có trong tủ, loại bỏ những thứ hết hạn, lưu trữ đã lâu. Bằng cách đó, bạn có thể ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc phát triển trong tủ lạnh, đồng thời giúp tủ lạnh hoạt động hiệu quả hơn.
Không dọn giường sau khi ngủ dậy
Trẻ em nên có thói quen cách dọn giường, gấp chăn sau khi ngủ dậy
Hình ảnh chiếc giường bừa bộn có thể làm giảm đi sự sạch sẽ và ngăn nắp trong phòng ngủ. Sau khi thức dậy, bạn nên dành vài phút để dọn giường, gấp chăn màn gọn gàng. Thói quen này có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng, đồng thời tạo động lực cho bạn thực hiện nhiều hoạt động tích cực khác.
Dùng quá nhiều hóa chất khi dọn nhà
Nhằm tiết kiệm thời gian dọn dẹp nhà cửa, nhiều người cho rằng sử dụng càng nhiều hóa chất, dung dịch tẩy rửa càng tốt. Tuy nhiên, nhiều chất tẩy rửa có thể chứa hóa chất bay hơi gây dị ứng cho da và đường hô hấp. Nếu không được xả sạch, hóa chất tồn đọng có thể tích tụ cùng bụi bẩn, dầu mỡ và gây hại cho sức khỏe khi sử dụng lần sau.
Nếu gia đình có trẻ nhỏ, bạn càng nên thận trọng khi lựa chọn và sử dụng các dung dịch tẩy rửa, vệ sinh nhà cửa. Đừng quên thực hiện theo đúng liều lượng, hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Bình luận của bạn