Tổng vệ sinh nhà ở, phòng muỗi vằn gây sốt xuất huyết

Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chính sốt xuất huyết Dengue

Bù nước, truyền dịch đúng cách khi bị sốt xuất huyết

Nên làm gì khi bị sốt xuất huyết

Giai đoạn nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết

Những biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Nguồn sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue lây truyền qua muỗi cái Aedes aegypti, hay còn gọi là muỗi vằn do cơ thể có các khoang trắng - đen. Bản thân muỗi Aedes aegypti không mang virus Dengue một cách tự nhiên. Chúng mang virus Dengue khi đốt người mắc bệnh sốt xuất huyết và sau đó truyền cho người lành.

Trong thời tiết nóng ẩm như mùa mưa ở nước ta, muỗi cái có thể sống kéo dài tới 3 tháng với khả năng sinh sản cao. Trứng muỗi còn có đặc điểm bám vào thành chum vại và có thể tồn tại nhiều tháng trong mùa khô. Chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng đó phát triển thành bọ gậy (lăng quăng) rồi hình thành muỗi.

Đặc biệt, ổ chứa của muỗi vằn rất đa dạng và chỉ cần chứa nước, không nhất thiết phải là bãi rác, cống rãnh. Muỗi vằn có tập tính đẻ trứng ở nơi nước trong. Ổ chứa lăng quăng tự nhiên vốn là hốc cây, thân tre, vỏ ốc, vỏ dừa, kẽ bẹ lá đọng nước. Người dân được khuyến cáo loại bỏ các dụng cụ phế thải xung quanh nơi ở có khả năng chứa nước đọng như vỏ đồ hộp, chai lọ, lốp xe, chum vại, thuyền bè... 

Muỗi vằn trưởng thành đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày

Muỗi vằn trưởng thành đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày

Nhưng ngay trong nhà, chúng ta thường quên các dụng cụ chứa nước ưa thích như: Lọ hoa để trên ban thờ; Các dụng cụ kê chân tủ đựng thức ăn cho khỏi kiến (nếu không cho muối vào); Chậu hoa cây cảnh và đĩa hứng chứa nước; Bể chứa nước không có nắp đậy.

Ngoài ra, muỗi vằn hoàn toàn có thể xuất hiện ở trên các nhà cao tầng trong thành phố nhờ các lối lên kín gió (thang bộ, thang máy, phòng rác). Vì vậy, các gia đình ở chung cư không nên chủ quan với bệnh sốt xuất huyết.

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng sốt xuất huyết

Dịch sốt xuất huyết hiện đang “nóng” tại các tỉnh phía Nam. Riêng TP.HCM đã ghi nhận hơn 21.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 11 trường hợp tử vong. Còn tại miền Bắc, các bác sỹ cảnh báo nguy cơ dịch tăng mạnh vào tháng 8.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi gia đình chỉ cần dành 5 – 10 phút mỗi ngày để dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, loại bỏ môi trường thuận lợi để cho muỗi đẻ trứng:

Kiểm soát những nơi muỗi vằn thường đẻ trứng như lọ hoa, chậu cây cảnh trong nhà

Kiểm soát những nơi muỗi vằn thường đẻ trứng như lọ hoa, chậu cây cảnh trong nhà

- Lọ hoa, bình cắm hoa nên được thay mới thường xuyên, đổ nước khi không dùng. Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

- Thả cá vào bình chứa nước, bể cảnh lớn mà ít có khả năng thay rửa.

- Vệ sinh thường xuyên hoặc đậy kín khay nước thải điều hòa, tủ lạnh, bể nước nhà vệ sinh, máng ăn của vật nuôi trong nhà... Với bát kê chạn, nên cho muối hoặc dầu hỏa để chống kiến chân chạn.

- Sử dụng hóa chất diệt côn trùng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của ngành y tế. Phun thuốc diệt muỗi trong nhà, ngoài trời khi không có người.

- Ngủ trong màn hoặc màn/mùng tẩm hóa chất kể cả ban ngày.

- Mặc quần áo che kín tay chân và bôi thuốc chống muỗi, xịt chống muỗi chứa thành phần an toàn như tinh dầu sả chanh, bạch đàn. Bật đèn sáng vào buổi tối và bật quạt để xua bớt muỗi.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp