Triệu chứng và cách chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Trẻ sốt xuất huyết cần được phát hiện, điều trị kịp thời tránh biến chứng nghiêm trọng

Thực phẩm người sốt xuất huyết nên ăn để chóng khỏi bệnh

Lưu ý quan trọng với thai phụ mắc sốt xuất huyết

Các bệnh truyền nhiễm trở lại bất thường sau dịch COVID-19

Tổng vệ sinh nhà ở, phòng muỗi vằn gây sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh truyền nhiễm do muỗi mang virus Dengue gây ra. Bệnh sốt xuất huyết được đặc trưng bởi sốt cao và giảm đột ngột số lượng tiểu cầu, nhưng các triệu chứng và cường độ là khác nhau ở người lớn và trẻ em. Bệnh có thể kéo dài từ 10-14 ngày tùy thể trạng. Vì vậy, các bậc cha mẹ có con nhỏ cần đặc biệt chú ý nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng trẻ sơ sinh sốt xuất huyết

Đối với trẻ sơ sinh (1-12 tháng tuổi), cha mẹ cần chú ý đến các triệu chứng được coi là tiềm ẩn của bệnh sốt xuất huyết như: Sốt cao 3-4 ngày, nhiệt độ cơ thể thấp (dưới 36 độ C), viêm da, nôn nhiều lần trong ngày, chảy máu nướu và chảy máu cam, luôn buồn ngủ, dễ cáu gắt, khóc nhiều.

Triệu trứng trẻ mới biết đi và trẻ em sốt xuất huyết

Sốt cao dai dẳng là triệu chứng phổ biến khi sốt xuất huyết

Sốt cao dai dẳng là triệu chứng phổ biến khi sốt xuất huyết

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ mới tập đi và trẻ em (dưới 16 tuổi) có thể phát triển vài ngày sau khi bị muỗi mang virus Dengue đốt. Những triệu chứng sốt xuất huyết phổ biến thường gặp là: Đau mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng, đau đầu, sốt cao, đau cơ, đau khớp.

Ngoài ra, một số trẻ cũng có thể gặp các vấn đề như: Xuất hiện các nốt xuất huyết hoặc các mảng bầm tím trên da, buồn nôn, ăn không ngon miệng, yếu đuối, hoạt động thể chất kém.

Đặc biệt, nếu trẻ có các triệu chứng sau, đó là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết, cần lập tức cho trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị: Da đổ mồ hôi lạnh, nôn nhiều, có máu trong phân và/hoặc nôn mửa, phát ban trên da, mệt mỏi, đau bụng, thở rất nhanh hoặc chậm, sốt cao liên tục 3-4 ngày không thuyên giảm.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết

Nếu trẻ sốt kèm theo các triệu chứng trên, cha mẹ nên cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán chính xác và điều trị. Cha mẹ cũng nên áp dụng một số biện pháp chăm con bị sốt xuất huyết tại nhà sau để trẻ sớm phục hồi, khỏe mạnh:

- Để trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối.

- Cho trẻ uống nhiều chất lỏng lành mạnh (tốt nhất là nước trái cây tự làm, nước dừa).

- Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ và lành mạnh.

- Nếu trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, bạn nên cho bé bú thường xuyên để bổ sung chất lỏng và chất dinh dưỡng, giúp bé sớm phục hồi.

- Cung cấp thêm nước điện giải ORS cho trẻ mới biết đi và trẻ em.

- Nên dùng khăn để hạ sốt cho trẻ thay vì cho trẻ uống nhiều thuốc hạ sốt.

Nghỉ ngơi rất quan trọng để trẻ sớm phục hồi

Nghỉ ngơi rất quan trọng để trẻ sớm phục hồi

LƯU Ý:

- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 3-5 tuổi có nhiều khả năng bị sốt xuất huyết nặng. Vì vậy, cha mẹ nên cẩn thận với các dấu hiệu, triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế, tránh biến chứng sốt xuất huyết nặng gây nguy hiểm.

- Cha mẹ không được tự ý cho trẻ tự dùng thuốc vì nó có thể khiến sức khỏe của chúng xấu đi. 

- Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cha mẹ nên chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phòng muỗi vằn gây sốt xuất huyết, cho trẻ mặc áo dài tay, ngủ trong màn ban đêm lẫn ban ngày, sử dụng kem chống muỗi khi đi ra ngoài, tránh ra ngoài công viên vào buổi tối, bổ sung thực phẩm tăng đề kháng, miễn dịch cho trẻ.

Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ