Lưu ý quan trọng với thai phụ mắc sốt xuất huyết

Phụ nữ mang thai dễ trở nặng khi mắc sốt xuất huyết

Thai phụ và trẻ sơ sinh mắc COVID-19 xử trí thế nào?

Bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ cần cẩn trọng với chứng ứ mật thai kỳ

Tổng vệ sinh nhà ở, phòng muỗi vằn gây sốt xuất huyết

Bù nước, truyền dịch đúng cách khi bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã ghi nhận 2 thai phụ tử vong vì sốt xuất huyết. 2 bệnh nhân mang thai này tự mua thuốc uống khi có triệu chứng sốt, bệnh nặng hơn mới nhập viện điều trị và chuyển tuyến. Dù các bác sỹ đã thực hiện tất cả phương pháp hồi sức tích cực, bệnh nhân vẫn không đáp ứng điều trị.

Với phụ nữ mang thai, bệnh sốt xuất huyết dễ trở nặng gây rối loạn đông máu, nguy cơ xảy ra tình huống "giữ mẹ mất con", nhất là trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Bà bầu sốt cao ảnh hưởng đến Sức khỏe của thai nhi

Bà bầu sốt cao ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

Sốt xuất huyết nói chung không gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, trong những ngày đầu mắc sốt xuất huyết, thai phụ có thể bị sốt cao, kéo theo nhịp tim thai đập nhanh hơn, ảnh hưởng đến thai nhi. Trong gia đoạn nguy hiểm (ngày 3-10 của bệnh), người mẹ đối diện với nguy cơ chảy máu, giảm tiểu cầu và sốc sốt xuất huyết. Bà bầu mắc sốt xuất huyết ở 3 tháng cuối thai kỳ đối mặt nguy cơ băng huyết rất cao.

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở thai phụ cũng giống như người bình thường: Sốt cao đột ngột, liên tục, khó hạ; Đau đầu và đau cơ bắp; Nổi ban và chấm xuất huyết ngoài da. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị sốt xuất huyết, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, xác định bệnh và có phương án điều trị phù hợp.

Phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi điều trị sốt xuất huyết?

 

Theo BS.CKII Bùi Văn Hoàng - Bệnh viện Từ Dũ, thai phụ chẳng may mắc sốt xuất huyết cần giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Nếu chưa sốt quá 38 độ C, chỉ cần chườm mát, lau người, mặc đồ thoáng mát để hạ nhiệt.

Sau khi thăm khám, bà bầu cần uống nhiều nước và nước trái cây, hạ sốt theo hướng dẫn của bác sỹ, tuân thủ phác đồ điều trị. Thông thường, bác sỹ không có chỉ định bỏ thai khi mắc sốt xuất huyết.

Nếu mắc sốt xuất huyết gần thời điểm dự sinh, thai phụ nên chọn những bệnh viện đủ khả năng để xử lý kịp thời những trường hợp xấu xảy ra trong và sau khi sinh.

Người nhà nên đưa bà bầu đến bệnh viện ngay, nếu bệnh nhân có một trong các dấu hiệu bệnh nặng sau đây: Đau bụng dữ dội hoặc đau cơ, nôn ói liên tục (ít nhất 3 lần trong 1 giờ); Chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng; Nôn ra máu hoặc có máu trong phân; Thở nhanh, khó thở, cảm thấy mệt mỏi nhiều; Tay chân lạnh, vật vã, lừ đừ…

Thai phụ cần chủ động phòng muỗi đốt với sản phẩm chống muỗi an toàn, lành tính

Thai phụ cần chủ động phòng muỗi đốt với sản phẩm chống muỗi an toàn, lành tính

Gia đình có phụ nữ mang thai cần chủ động phòng dịch sốt xuất huyết bằng cách tổng vệ sinh nhà ở, loại bỏ ổ chứa lăng quăng/bọ gậy trong các dụng cụ đọng nước. Bà bầu nên ngủ màn (mùng), mặc quần áo dài tay nếu hoạt động ngoài trời, dùng thêm vợt muỗi hoặc xịt chống muỗi. Theo WebMD, một số thành phần chống muỗi được chứng nhận an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú gồm: Picaridin, tinh dầu bạch đàn chanh (lemon eucalyptus) hoặc para-menthane-diol (PMD).

Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ