Cách điều trị giang mai tại nhà đơn giản nhất là kết hợp thuốc uống chữa bệnh giang mai và các liệu pháp tự nhiên
Infographic: 4 giai đoạn của bệnh giang mai
Cách điều trị dứt điểm trichomonas - bệnh STD phổ biến và nguy hiểm
Loại tampon “thần kỳ” giúp kiểm tra ung thư và STDs
Khi nào cần sàng lọc bệnh lây truyền qua đường tình dục?
1. Probiotics
Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần ăn nhiều các thực phẩm giàu probiotics và sử dụng probiotics chất lượng cao với khoảng 50 tỷ CFU. Bởi lẽ, thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột, thế nên việc phục hồi lợi khuẩn bằng các sản phẩm probiotics là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt ở phụ nữ, bổ sung probiotics giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo đáng kể.
2. Vitamin B12
Một chế độ ăn uống cân bằng, đủ các vi chất cần thiết là điều vô cùng quan trọng trong việc chống nhiễm trùng ở bệnh nhân bị giang mai. Sự thiếu hụt vitamin B12 khá phổ biến, đặc biệt ở những người ăn chay, có thể dẫn tới sụt giảm năng lượng, căng cơ, thay đổi tâm trạng và làm nghiêm trọng hơn những triệu chứng của bệnh giang mai.
Theo khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, lượng vitamin B12 cần thiết mỗi ngày cho người trên 14 tuổi là 2,4mg. Ngoài thực phẩm chức năng, bạn nên tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin B12 như cá hồi, cá ngừ (đánh bắt tự nhiên), thịt bò, gan gà, sữa chua hữu cơ và thịt cừu. Trong khi điều trị bệnh giang mai, mức vitamin B12 tối ưu sẽ giúp làm giảm sự mệt mỏi, ngăn ngừa trầm cảm và tăng cường chức năng hệ thần kinh.
3. Ngải cứu (Mugwort)
Đau khớp là một triệu chứng phổ biến của bệnh giang mai. Ngải cứu đã được chứng minh là giúp giảm đau khớp và cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Ethnopharmacology cho hay tinh dầu một loại ngải cứu là Artemisia herba-alba có khả năng chống nấm và chống viêm.
Bạn có thể sử dụng trà hoặc tinh dầu ngải cứu để hỗ trợ điều trị bệnh giang mai. Lưu ý, nếu bạn bị dị ứng với trái đào, táo, hoa hướng dương, cần tây, thuốc lá, hoa cúc La Mã, hoa cúc vạn thọ, hoa cúc dại, hoa cúc hoàng anh và hoa cúc vàng, thì không nên sử dụng ngải cứu.
4. Tắm muối Epsom
Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm pha muối Epsom có thể giúp làm giảm đau khớp và đau cơ liên quan đến bệnh giang mai. Bởi lẽ, da sẽ hấp thụ các khoáng chất trong muối Epsom rồi giúp giảm đau bằng cách giảm viêm trong cơ thể.
Bạn nên pha 2 thìa muối Epsom và một vài giọt tinh dầu yêu thích vào bồn tắm rồi thư giãn. Nên áp dụng mỗi ngày để giảm viêm triệt để.
5. Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn có thể giúp làm giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, từ đó giúp làm thư giãn cơ bắp, tăng cường năng lượng. Nên thực hành pilates, yoga, đi bộ… để thu lại những lợi ích lớn nhất cho sức khỏe.
6. Collagen
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần, bệnh giang mai còn làm suy giảm sức khỏe da và khớp. Trong thời gian trị bệnh, hãy tăng cường tiêu thụ protein để thúc đẩy sản xuất collagen. Bạn cũng nên tiêu thụ các thực phẩm giàu collagen như nước hầm xương, bột protein collagen chất lượng cao, thịt bò, trứng, thịt gà và cá…
7. Gừng
Buồn nôn và rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng phổ biến của bệnh giang mai. Trong khi điều trị bệnh, hãy uống trà gừng mỗi ngày để giảm buồn nôn.
8. Massage
Liệu pháp xoa bóp là một cách tuyệt vời để giảm đau, trầm cảm, lo lắng và mệt mỏi, đồng thời giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống trọi với bệnh giang mai. Nên tiến hành massage 1 - 2 lần mỗi tháng.
9. Kem giảm phát ban
Trong giai đoạn thứ phát của giang mai, phát ban lan rộng là triệu chứng phổ biến. Bạn có thể tự chế kem dưỡng da giảm phát ban theo công thức: Trộn bơ cacao, dầu hạt nho, đất sét bentonite, gel nha đem, tinh dầu hoa oải hương và nước cây phỉ. Thoa hỗn hợp này lên da, để khô trong 15 phút trước khi rửa lại bằng nước ấm.
Bình luận của bạn