Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Những điều mẹ buộc phải biết khi chăm con

Viêm mũi dị ứng ở trẻ thường bị nhầm với cảm lạnh hoặc cúm

Muốn giảm viêm mũi dị ứng: Đừng quên Nhàu!

Viêm mũi dị ứng: Tưởng bệnh “xoàng” mà gây nhiều biến chứng

Chớ coi thường khi bị viêm mũi dị ứng kéo dài

Hay ngồi phòng điều hòa làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng, ngứa do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc với một chất dị ứng nào đó sẽ giải phóng histamin - một chất trung gian hóa học quan trọng có vai trò trong phản ứng viêm và dị ứng. Chất này làm tăng tiết chất nhầy và các triệu chứng khác để bảo vệ cơ thể.

Tuy nhiên, thực tế là những tác nhân gây dị ứng thường không gây hại với cơ thể (như bụi, khói, lông, tơ, phấn hoa, nhiệt độ, độ ẩm, gió...) nhưng cơ thể lại phản ứng quá mức.

Ngoài hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, trẻ bị viêm mũi dị ứng còn có thể có quầng thâm dưới mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Trẻ cũng bị ngứa ở những nơi khó gãi như bên trong mũi, tai hoặc trên vòm miệng. Bởi vậy, trẻ thường nhăn mũi hoặc chà xát mũi nhiều lần để bớt khó chịu.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm cần phải dùng thuốc kéo dài

Trẻ thường bị viêm mũi dị ứng vào đầu mùa Xuân kéo dài qua mùa Thu. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi không khí có nhiều phấn hoa từ cây cối xung quanh, cũng như bào tử nấm mốc.

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ

Vì các tác nhân gây dị ứng thường có sẵn trong không khí nên rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cũng giống như các loại dị ứng khác, biện pháp bảo vệ tốt nhất để chống lại viêm mũi dị ứng là giữ trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng.

Khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng xuất hiện, bác sỹ có thể đề nghị cho trẻ dùng thuốc kháng histamine để ngăn ngừa chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa ngáy. Bác sỹ cũng có thể khuyên bạn cho trẻ dùng thuốc phòng ngừa trong thời điểm không khí có nhiều phấn hoa.

Có nhiều loại thuốc kháng histamine, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ về loại thuốc và liều lượng thuốc phù hợp với con bạn.

Nếu bị viêm mũi dị ứng nặng, trẻ có thể cần dùng thuốc xịt mũi - như thuốc xịt cromolyn hoặc corticosteroid - có thể cần phải kê đơn.

Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm - tình trạng viêm mũi xảy ra trong suốt cả năm bởi các tác nhân gây dị ứng như bụi, mạt nhà... Điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm cũng giống như viêm mũi dị ứng theo mùa, nhưng cần phải dùng thuốc suốt cả năm.

Tuy vậy, dùng nhiều thuốc Tây có thể ảnh hưởng đến cơ thể non nớt và sự phát triển toàn diện của trẻ. Hơn nữa, thuốc Tây là “con dao hai lưỡi” có thể chữa khỏi bệnh này nhưng có nguy cơ gây thêm bệnh khác. Bởi vậy, đã là cha là mẹ, chẳng ai muốn con mình bị phụ thuộc vào thuốc mãi. Vậy, phải làm gì nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài?

Trẻ bị viêm mũi dị ứng – Nên bổ sung lợi khuẩn!

Bổ sung lợi khuẩn có ích gì với trẻ bị viêm mũi dị ứng? Vì viêm mũi dị ứng bị gây ra từ phản ứng quá mẫn của cơ thể với các tác nhân có hại trong môi trường. Ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất của cơ thể. Việc bổ sung lợi khuẩn tạo ra một thay đổi tích cực trong thành phần của hệ vi sinh đường ruột.

Đường ruột khỏe không chỉ giúp tiêu hóa tốt hơn mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa dị ứng.

Bởi vậy, bổ sung lợi khuẩn probiotics với các chủng Lactobacillus Rhamnosus, Lactobacillus acidophilus, Bacillus coagulan và Bacillus subtils đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Chính nhờ tác dụng này nên lợi khuẩn probiotics đã góp mặt trong thành phần của nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Do vậy, để giảm việc phải sử dụng nhiều thuốc Tây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ có thể tìm hiểu các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa lợi khuẩn probiotics, giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ, vừa hiệu quả lại an toàn, không gây tác dụng phụ.

Vân Anh H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên