Viêm mũi dị ứng khiến người bệnh khó chịu
Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất
Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Những điều mẹ buộc phải biết khi chăm con
Viêm mũi dị ứng: Tưởng bệnh “xoàng” mà gây nhiều biến chứng
Chớ coi thường khi bị viêm mũi dị ứng kéo dài
Nước muối
Nước muối là một trong những biện pháp đơn giản giúp giảm viêm mũi dị ứng. Rửa mũi bằng nước muối sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi. Sau khi rửa mũi, bạn có thể xì mũi để loại bỏ dịch nhầy và nước muối còn thừa đọng lại trong mũi. Bạn nên rửa mũi bằng nước muối 2 lần mỗi ngày.
Rửa mũi bằng nước muối là cách đơn giản giúp giảm viêm mũi dị ứng
Xông mũi
Xông mũi là một trong những cách đơn giản giúp giảm viêm mũi dị ứng vì nó làm loãng dịch mũi và cải thiện các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi.
Cách xông mũi: Cúi mặt xuống tô nước nóng, mặt cách tô khoảng 15cm, dùng khăn trùm lên đầu. Nên hít hơi nước trong vòng 5 - 10 phút trước khi xì mũi. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu như bạc hà, cây trà, hương thảo hoặc khuynh diệp vào nước xông.
Gừng
Các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn và kháng histamine tự nhiên trong gừng có thể làm giảm tình trạng viêm mũi dị ứng nhanh chóng. Bạn có thể pha trà gừng, cho thêm một chút chanh và mật ong và uống 3 lần mỗi ngày. Ngoài trà gừng, người bệnh cũng có thể dùng gừng tươi để thêm vào các món ăn.
Trà gừng giúp giảm viêm mũi dị ứng hiệu quả
Nghệ
Với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, nghệ có thể làm giảm bớt các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra như ho, hắt hơi, khô miệng. Bạn có thể uống bột nghệ nguyên chất pha với nước hoặc pha bột nghệ với mật ong hoặc sữa ấm.
Tỏi
Mùi tỏi có thể khiến bạn khó chịu, nhưng nó lại là thảo dược giúp giảm viêm mũi dị ứng hiệu quả. Tỏi chứa chất chống oxy hóa mạnh quercetin và các chất kháng histamin tự nhiên nên nó giảm sổ mũi, hắt hơi do viêm mũi dị ứng.
Tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh
Giấm táo
Giấm táo có đặc tính kháng viêm và kháng histamin nên nó giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Bạn chỉ cần uống 2 thìa cà phê giấm táo pha với 1 thìa mật ong và nước cốt chanh mỗi ngày là có thể đẩy lùi viêm mũi dị ứng.
Hành tây
Hành tây có chứa hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên. Nó giúp sát khuẩn, chống viêm và làm tổn thương mau lành hơn. Ngoài ra chất quercetin có trong hành tây còn có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch, ngăn chặn các phản ứng dị ứng và kháng histamin. Bạn có thể thêm hành tây vào các món ăn hàng ngày để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Ăn hành tây hàng ngày giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng
Sữa tươi
Uống một cốc sữa tươi mỗi ngày có thể giúp giảm ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi và ngứa mũi.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C
Một "phương thuốc" hiệu quả để điều trị viêm mũi dị ứng là vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch từ đó rút ngắn thời gian bị viêm mũi dị ứng. Những thực phẩm giàu vitamin C mà bạn nên ăn là: Cam, bưởi, dâu tây, chanh, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh, khoai tây, cà chua...
Bình luận của bạn