Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất

Bị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc kháng histamine

Miễn dịch hô hấp có vai trò gì với phòng, điều trị viêm mũi dị ứng?

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Những điều mẹ buộc phải biết khi chăm con

Muốn giảm viêm mũi dị ứng: Đừng quên Nhàu!

Viêm mũi dị ứng: Tưởng bệnh “xoàng” mà gây nhiều biến chứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh miễn dịch. Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ giải phóng histamine - một loại hóa chất tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi chất gây dị ứng. Hóa chất này có thể gây viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, ho, đau họng...

Điều trị viêm mũi dị ứng thế nào?

Dùng thuốc kháng histamine

Để điều trị viêm mũi dị ứng, bạn có thể dùng thuốc kháng histamine. Loại thuốc này sẽ ngăn cơ thể tạo ra histamine.

Một số loại thuốc kháng histamine không cần kê đơn là:

fexofenadine (Allegra)

diphenhydramine (Benadryl)

desloratadine (Clarinex)

loratadine (Claritin)

levocetirizine (Xyzal)

cetirizine (Zyrtec)

Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc, để tránh tương tác thuốc hay các phản ứng phụ nguy hiểm.

Dùng thuốc thông mũi

Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi trong một thời gian ngắn, thường không quá 3 ngày, để làm giảm nghẹt mũi và viêm xoang.

Sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian dài có thể gây nguy hiểm, bởi khi ngừng dùng thuốc, các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn.

Thuốc thông mũi không cần kê đơn phổ biến nhất là:

oxymetazoline (xịt mũi Afrin)

pseudoephedrin (Sudafed)

phenylephrine (nhựa PE)

cetirizine với pseudoephedrine (Zyrtec-D)

Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim, mắc bệnh tim, đã từng đột quỵ, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp hoặc các vấn đề về bàng quang, hãy nói chuyện với bác sỹ trước khi dùng thuốc thông mũi.

Dùng thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi

Các loại thuốc này có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng dị ứng khác trong thời gian ngắn. Tùy thuộc vào từng loại thuốc, bạn có thể cần phải tránh sử dụng trong thời gian dài.

Giống như thuốc thông mũi, lạm dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể khiến các triệu chứng tăng nặng khi ngừng sử dụng.

Corticosteroid có thể giúp giảm viêm và đáp ứng miễn dịch. Thuốc xịt mũi dạng steroid thường được khuyến cáo để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Nên nói chuyện với bác sỹ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khi điều trị viêm mũi dị ứng, để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Liệu pháp miễn dịch

Bác sỹ có thể đề nghị bạn áp dụng liệu pháp miễn dịch hoặc tiêm phòng dị ứng nếu bạn bị dị ứng nặng. Bạn có thể áp dụng liệu pháp miễn dịch kết hợp với các loại thuốc điều trị triệu chứng dị ứng.

Tiêm phòng sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể với các chất gây dị ứng theo mùa.

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT)

SLIT là việc đặt một viên thuốc có chứa một hỗn hợp của một số chất gây dị ứng dưới lưỡi của bạn. Cách này cũng có tác dụng giống như tiêm dị ứng trong việc điều trị viêm mũi dị ứng và hen suyễn do cỏ, phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi...

Các tác dụng phụ có thể xảy ra là ngứa miệng, tai, cổ họng. Trong một số trường hợp, SLIT có thể gây sốc phản vệ.

Một vài mẹo giúp phòng ngừa viêm mũi dị ứng

- Ở trong nhà khi hoa nở nhiều, không khí có nhiều phấn hoa

- Tránh tập thể dục bên ngoài trời vào sáng sớm.

- Nên tắm ngay sau khi ra ngoài về.

- Khi không khí có nhiều phấn hoa, nên đóng cửa sổ và cửa ra vào.

- Đeo khẩu trang khi quét dọn sân vườn.

- Tắm cho chó, mèo ít nhất 2 lần/tuần để giảm nguy cơ dị ứng với lông của chúng.

- Bỏ thảm ra khỏi phòng ngủ nếu bạn lo lắng về ve bụi.


Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Điều hòa: Nếu bị dị ứng theo mùa hoặc dị ứng phấn hoa, bạn nên bật điều hòa không khí thay vì mở cửa sổ. Nếu có thể, hãy dùng thêm máy lọc không khí.  

Dùng máy hút ẩm hoặc bộ lọc không khí có hiệu suất cao để thể kiểm soát các tác nhân gây dị ứng trong nhà. Nếu bạn bị dị ứng với ve bụi, hãy giặt ga giường và chăn bằng nước ấm (trên 55 độ C). Đồng thời, bạn cũng nên hút bụi thường xuyên, hạn chế để thảm trong nhà.

Ngoài ra, một vài biện pháp hỗ trợ điều trị dưới đây cũng giúp ích khi điều trị viêm mũi dị ứng:

-         Châm cứu

-         Dùng nước muối sinh lý

-         Bổ sung thảo dược Chi kim tâm (butterbur)

-         Mật ong hữu cơ

-         Bổ sung lợi khuẩn, men vi sinh

Mặc dù các phương pháp điều trị thay thế này được cho là an toàn, tự nhiên nhưng chúng cũng có thể tương tác với thuốc và gây phản ứng. Bởi vậy, hãy thận trọng khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào để điều trị viêm mũi dị ứng.

Vân Anh H+

Để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa lợi khuẩn cùng các thảo dược tự nhiên giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp trên, an toàn lại không có tác dụng phụ.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nâng niu sức sống tự nhiên