Mùa mưa đến, cần làm gì để phòng bệnh nấm kẽ chân?

Đi tất hoặc giày trong thời gian dài tạo điều kiện thích hợp cho nấm kẽ chân phát triển

Ngăn ngừa nấm bàn chân trong mùa Hè

Ngăn ngừa nấm bàn chân trong mùa Hè

Bài thuốc dân gian trị nấm bàn chân

Mùa mưa, khổ vì nước ăn chân tay

Nguyên nhân gây nấm kẽ chân

Nấm kẽ chân là bệnh ngoài da phổ biến trong mùa mưa. Bệnh xảy ra khi một số dạng nấm phát triển ồ ạt, phá hủy lớp sừng trên da bàn chân, dẫn tới hiện tượng bong da, đỏ, ngứa rát. Có tới hơn 80 loài nấm tồn tại trên bàn chân của bạn, trong đó, các chủng nấm có hại phổ biến nhất là chủng nấm như Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Candida...

Nấm sinh trưởng tốt ở môi trường tối, ẩm ướt. Trong khi đó, bàn chân có trên 250.000 tuyến mồ hôi, lại thường xuyên bít kín trong giày, tất (vớ) nên dễ bị nấm tấn công. Bệnh nấm kẽ chân thường gặp ở người tiếp xúc thường xuyên với nước, nước bẩn và trong mùa mưa, do đó còn được gọi là nước ăn chân.

Nấm kẽ chân (nước ăn chân) xuất hiện ở các kẽ ngón, lòng bàn chân, khiến da bong vảy trắng, nền da sưng đỏ

Nấm kẽ chân (nước ăn chân) xuất hiện ở các kẽ ngón, lòng bàn chân, khiến da bong vảy trắng, nền da sưng đỏ

Vị trí khởi phát bệnh nấm kẽ chân thường là các khe kẽ ngón chân, nhất là giữa ngón chân thứ 3-4, sau đó lan sang các ngón khác hoặc lòng bàn chân. Nấm kẽ chân có thể lây lan khi dùng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm, giày, tất với người đang bị bệnh.

Trong đa số trường hợp, nấm kẽ chân không nguy hiểm và có thể điều trị bằng kem bôi ngoài da. Tuy nhiên, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần nếu bàn chân không được chăm sóc đúng cách. Bệnh cũng có thể gây biến chứng bội nhiễm hoặc trở thành mạn tính, khiến việc điều trị phức tạp hơn.

Chăm sóc bàn chân khi bị nấm kẽ chân

Khi bị nấm kẽ chân, bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để bác sỹ hướng dẫn cách dùng thuốc điều trị phù hợp. Thuốc kháng nấm tại chỗ và thuốc kháng histamine giảm ngứa thường được chỉ định với người bị nấm kẽ chân. Trong thời gian đó, bạn cũng cần chăm sóc bàn chân tại nhà để giảm thiểu nguy cơ lây lan và biến chứng nghiêm trọng. 

Người bệnh nấm kẽ chân cần vệ sinh chân hàng ngày với nước sạch, nhất là sau khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn để loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm trên da. Trong trường hợp chân có vết loét, bạn không nên ngâm, rửa chân bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn trước khi bôi thuốc. Các dung dịch này có thể làm vùng da kẽ chân bị loét và chảy nước nhiều hơn. 

Để phòng bệnh nấm kẽ chân, cần giữ bàn chân khô ráo

Để phòng bệnh nấm kẽ chân, cần giữ bàn chân khô ráo

Để ngăn bệnh nấm kẽ chân trở nặng, bạn cần giữ bàn chân khô ráo. Rau khi rửa chân, nên dùng khăn mềm lau khô (đặc biệt là các kẽ ngón chân), sau đó mới đi ngủ hoặc đi tất, giày. Hạn chế việc gãi ngứa, chà xát mạnh bàn chân để không làm trầm trọng thêm các tổn thương trên da.

Biện pháp phòng ngừa nấm kẽ chân tái phát trong mùa mưa

Sử dụng giày dép thoáng khí: Hạn chế đi giày làm từ chất liệu tổng hợp như nhựa, cao su vì chúng có thể làm bàn chân đổ nhiều mồ hôi hơn. Thay vào đó, hãy chọn những kiểu dáng giày dép thông thoáng nhất có thể.  

Giữ chân luôn khô ráo: Trong mùa mưa, bạn cần giữ cho đôi chân luôn khô ráo bằng cách mang ủng hoặc túi bọc giày bằng nylon, silicone khi di chuyển ngoài trời mưa, qua vùng nước ngập úng. Sau khi lội nước bẩn, phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch, đặc biệt chú ý các kẽ ngón chân, không để bẩn và ẩm ướt. 

Đổi giày, tất thường xuyên: Nếu bạn dễ bị đổ mồ hôi chân, hãy sử dụng tất làm bằng chất liệu thoáng khí. Thay tất bất cứ khi nào bàn chân có cảm giác ẩm ướt do mồ hôi hoặc bị ngấm nước mưa. Tất sau khi thay ra cần được giặt sớm, phơi khô trước khi sử dụng lại. Bạn nên có ít nhất 2 đôi giày để thay đổi luân phiên hàng ngày, nhất là khi giày bị ướt sau khi đi mưa.

Không đi chân trần tại nơi công cộng: Người bị nấm kẽ chân nên dùng khăn và dép đi riêng để tránh tình trạng lây nhiễm nấm cho những người xung quanh. Bạn cũng không nên đi chân trần trong nhà vệ sinh, hoặc khi tới những địa điểm công cộng như hồ bơi, phòng tập thể hình, khách sạn…

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu