Biện pháp thông mũi an toàn cho trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh không nên dùng thuốc nhỏ mũi Naphazolin

Bị cảm lạnh, cúm: Uống gì để giảm nghẹt mũi, khó chịu?

Bị nghẹt mũi: 12 điều cần làm trước khi lên giường nếu muốn ngủ ngon hơn

14 cách giảm nhanh nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

5 mẹo đơn giản giúp điều trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ ngay tại nhà

Thận trọng khi cho trẻ nhỏ dùng thuốc nhỏ mũi

Trong thời tiết khô hanh của mùa Đông, trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh đường hô hấp, dẫn đến nghẹt mũi, quấy khóc và khó ngủ về đêm. Vì lo lắng, các bậc phụ huynh thường tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ dù không hiểu hết về thành phần cũng như tác dụng của thuốc.

Hàng năm có không ít trường hợp trẻ nhỏ ngộ độc thuốc nhỏ mũi, trong đó phổ biến nhất là thuốc nhỏ mũi Naphazolin. Tối 5/11, một bé trai 11 tháng tuổi tại Bắc Giang nhập viện trong tình trạng da tái toàn thân, chân tay lạnh, vã mồ hôi. Các bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chẩn đoán xác định trẻ bị ngộ độc Naphazolin có trong loại thuốc mà gia đình đã nhỏ mũi cho bé. Rất may, sau 10 tiếng kể từ khi nhập viện, tình trạng trẻ đã ổn định và ăn ngủ tốt.

Thuốc nhỏ mũi Naphazolin có tác dụng co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài. Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, bệnh nhân sẽ cảm thấy mũi hết ngạt và dễ thở tạm thời. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định hoặc uống nhầm thuốc có thể gây ra các dấu hiệu ngộ độc như: Chóng mặt, đau đầu (ở những trẻ lớn), buồn ngủ, lừ đừ, buồn nôn, da tái xanh, thở không đều, khó thở, hạ thân nhiệt, vã mồ hôi, thậm chí là hôn mê. 

Ngoài Naphazolin, các thuốc nhỏ mũi khác như Xylometazolin, Oxymetazolin, Tetrahydrozolin, Fenoxazolin cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dù ở tỷ lệ thấp hơn. Cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc nhỏ mũi Naphazolin. Với trẻ từ 6 - 12 tuổi, khi dùng thuốc nhỏ mũi trong vòng 3 ngày mà bệnh không cải thiện, cha mẹ cần ngừng sử dụng thuốc và đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Biện pháp giảm nghẹt mũi an toàn cho trẻ

- Để giảm ngạt mũi, bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Nghiêng đầu trẻ ra sau và nhỏ 2 - 3 giọt vào mỗi bên mũi. Đợi một phút hoặc lâu hơn một chút, rồi dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút sạch dịch nhầy trong mũi. Lưu ý, trẻ không nên sử dụng nước muối hơn 4 ngày liên tiếp, tránh tình trạng khô mũi, khiến ngạt mũi thêm nặng.

Máy phun sương tạo độ ẩm giúp giảm tình trạng khô mũi, nghẹt mũi

- Không khí có hơi nước ẩm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm tình trạng đau rát và nghẹt mũi ở trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng máy làm ẩm hoặc máy phun sương trong nhà, đặc biệt trong thời tiết hanh khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ ngồi xông hơi trong phòng tắm vài phút.

- Với trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể đặt thêm gối dưới nệm để kê cao đầu của trẻ. Nghẹt mũi khiến khó thở khi nằm, dẫn đến khó ngủ về đêm. Kê cao đầu có thể làm giảm tình trạng này, khiến chất nhầy chảy ra khỏi các xoang mũi dễ dàng hơn.

- Với trẻ trên 4 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng các dụng cụ vệ sinh mũi như bình Neti pot để rửa mũi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa Nhi. Biện pháp này giúp làm sạch các dịch nhầy gây bít tắc đường thở.

- Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng bớt dịch nhầy trong mũi. 

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ