14 cách giảm nhanh nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Dùng dụng cụ hút mũi sẽ giúp hút sạch dịch nhầy, giảm nghẹt mũi cho trẻ

Những sai lầm thường gặp khi các mẹ hút mũi cho trẻ

Con viêm tai giữa do mẹ rửa mũi sai cách

3 cách rửa mũi, hút mũi cho bé yêu

Ổ vi khuẩn trong dụng cụ hút mũi cho trẻ nhỏ

Các biện pháp tự nhiên giúp giảm nghẹt mũi cho trẻ không chỉ rẻ tiền mà còn an toàn, không có tác dụng phụ như khi dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị khác. Bởi vậy, chẳng có gì hại khi thử các biện pháp giúp giảm nghẹt mũi như dưới đây: 

1. Cho bé bú nhiều hơn

Sữa mẹ có các chất dinh dưỡng và kháng thể thiết yếu giúp phát triển và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Hệ thống miễn dịch tốt sẽ giúp bé chống lại cảm lạnh và ho.

2. Tự làm thuốc nhỏ mũi cho bé 

Pha 8 thìa cà phê nước ấm + 1 thìa cà phê muối. Nhỏ một vài giọt nước muối vào lỗ mũi của bé. 

3. Dùng tinh dầu khuynh diệp 

Tinh dầu khuynh diệp được sử dụng để điều trị cảm lạnh và làm giảm nghẹt mũi. Nhỏ một vài giọt tinh dầu lên gối và giường của bé. Vì mùi tinh dầu khuynh diệp quá mạnh nên tránh bôi trực tiếp lên da bé. 

Tinh dầu khuynh diệp được sử dụng để điều trị cảm lạnh và làm giảm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

4. Kê cao đầu bé khi ngủ 

Kê cao đầu bé khi ngủ sẽ giúp dịch nhầy trong mũi chảy ra, từ đó giúp bé dễ thở hơn. 

5. Bổ sung thêm chất lỏng

Bổ sung thêm chất lỏng cho bé rất quan trọng, đặc biệt là khi bé bị cảm lạnh. Chất lỏng làm loãng dịch nhầy và giảm nghẹt mũi. Với những bé trên 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống chút nước táo ấm (không cho thêm đường) và trà hoa cúc (không cho thêm mật ong). 

6. Cho bé ăn súp gà

Súp gà là phương thuốc tự nhiên có hiệu quả cho các vấn đề như cảm lạnh và ho. Thịt gà có chứa các đặc tính chống viêm giúp làm sạch mũi cũng như cải thiện khả năng miễn dịch của bé.

7. Hơi nước nóng 

Trong trường hợp bé bị nghẹt mũi nghiêm trọng, hãy mở vòi hoa sen, để tạo ra hơi nước nóng trong nhà tắm. Sau đó, bế bé vào, ngồi trong nhà tắm vài phút. Bạn cũng có thể cho bé tắm nước ấm. 

8. Dùng dụng cụ hút mũi 

Dùng dụng cụ hút mũi sẽ hút sạch dịch nhầy đang làm tắc nghẽn mũi, xoang của bé. Sau mỗi lần sử dụng, nhớ rửa sạch, tránh để virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi bên trong dụng cụ hút mũi. 

Xem thêm: 3 cách rửa mũi, hút mũi cho bé yêu

9. Dùng máy tạo ẩm 

Dùng mát tạo ẩm, máy phun sương sẽ tạo độ ẩm trong không khí, giảm khô mũi, nghẹt mũi. 

10. Để chậu nước ấm trong phòng

Nếu không có máy tạo ẩm, máy phun sương, bạn cũng có thể để một chậu hoặc một xô nước ấm trong phòng ngủ của bé. Hơi nước ấm sẽ giúp giảm nghẹt mũi.

11. Massage dầu mù tạt 

Massage dầu mù tạt là một cách hiệu quả để giảm nghẹt mũi và điều trị cảm lạnh. Trộn 1/4 bát dầu mù tạt với 3 - 4 tép tỏi nghiền nát và vài hạt methi (cây hồ đào) và đun nóng. Khi dầu đã nguội, dùng dầu này để massage cho bé. Thoa dầu lên sống mũi, trán, xương gò má, ngực và lưng, rồi massage nhẹ nhàng. 

12. Lau sạch mũi

Dịch nhầy trong mũi khô lại là thủ phạm chính gây khó thở. Bạn nên nhúng một miếng bông gòn trong nước ấm rồi lau sạch bên trong lỗ mũi bé. Nên làm nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm đau mũi. 

13. Vỗ nhẹ lưng

Đặt bé nằm ngang đầu gối và vỗ nhẹ vào lưng bé sẽ giúp đẩy chất nhầy lên khỏi ngực, bé có thể ho ra dễ dàng hơn. 

14. Chườm ấm

Ngâm một miếng vải nhỏ trong nước ấm, vắt sạch nước đi rồi đắp lên mũi và má của bé. Chườm ấm vài lần trong ngày sẽ giúp làm thông thoáng đường thở. 

Khi nào nên đưa bé đi khám? 

Nếu các biện pháp trên không giúp ích gì, bé bị nghẹt mũi nặng hơn, tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám. Cần đưa bé đi khám, nếu: 

- Em bé thở nhanh;
- Bé bị sốt cao;
- Bé ho ra máu;
- Tình trạng bệnh ngày càng thêm tồi tệ;
- Bé bị ho dai dẳng;
- Bé thở khò khè, da tái nhợt hoặc chuyển sang màu xanh. 

Khi đi khám, bác sỹ sẽ đo nhiệt độ và quan sát nhịp thở của bé. Để rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé, bác sỹ cũng có thể đề nghị chụp X-quang.

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ