Làm thế nào để giảm nghẹt mũi, giúp ngủ ngon hơn vào ban đêm?
Ban ngày nên làm gì để giảm nghẹt mũi?
Hướng dẫn tự làm dầu thoa ấm ngực, giảm ho, nghẹt mũi khi cảm lạnh
Những cách đơn giản giúp giảm nghẹt mũi bạn có thể thử tại nhà
5 mẹo đơn giản giúp điều trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ ngay tại nhà
Bên cạnh những lời khuyên ban ngày nên làm gì để giảm nghẹt mũi, bạn có thể thực hiện những việc sau để thư giãn và dễ thở hơn vào ban đêm:
1. Ăn soup gà
Các món canh gà, soup gà hay bún, phở gà không chỉ là món ăn nóng ấm làm giảm tắc nghẽn và tăng lưu lượng chất nhầy, mà còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất, nước và các chất điện giải có lợi cho phục hồi cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Tori Eaton (người Mỹ), trên thực tế, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn soup gà có thể giúp giảm viêm và giảm nhiễm trùng.
2. Uống trà nóng
Uống trà vào buổi tối là sự lựa chọn lành mạnh hơn cà phê, vì nó ít khi gây mất ngủ.
Trà có các đặc tính chống virus, chống viêm và chống oxy hóa. Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy trà làm giảm nghẹt mũi, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đồ uống nóng có thể cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, bao gồm cả nghẹt mũi, chảy nước mũi.
Nên thêm mật ong hoặc chanh vào trà của bạn để giảm ho, chống nhiễm trùng.
3. Xông hơi mặt
Hơi nước nóng có thể làm loãng chất nhầy trong đường mũi của bạn, từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Bạn có thể đầu tư một chiếc máy xông hơi mặt để có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Hoặc, dùng khăn chùm qua đầu và cúi đầu trên bát nước nóng (mặt bạn cần cách bát nước từ 20 - 25cm). Hít thở sâu trong làn hơi nước khoảng 10 phút để giảm tình trạng nghẹt mũi. Bạn có thể lặp lại phương pháp này 2 - 3 lần/ngày.
Bạn có thể cho thêm vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương, bạc hà, khuynh diệp... để tăng hiệu quả trị bệnh.
Ngoài ra, tắm nước nóng là cách đơn giản nhất giúp giảm tác nghẽn và làm loãng chất nhầy tạm thời.
4. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Một số nghiên cứu đã chứng minh rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý có hiệu quả trong giảm nghẹt và chảy nước mũi. Bạn có thể dùng các dụng cụ như bình neti pot để chứa nước muối vệ sinh mũi.
Tìm hiểu cách rửa mũi TẠI ĐÂY.
5. Sử dụng thuốc xịt mũi Corticosteroid
Corticosteroid là một loại thuốc làm giảm viêm. Thuốc xịt mũi Corticosteroid được sử dụng để điều trị nghẹt mũi liên quan đến viêm, chảy nước mũi và hắt hơi. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc này là khô mũi và chảy máu cam.
6. Dùng thuốc kháng histamine
Histamine là một hormone đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamine giúp ngăn chặn tác dụng của histamine, cải thiện các triệu chứng thường gặp của dị ứng là hắt hơi, nghẹt mũi...
Vì buồn ngủ là một tác dụng phụ phổ biến của hầu hết các loại thuốc kháng histamine, vì vậy bạn nên uống thuốc này vào buổi tối để không bị ảnh hưởng tới công việc trong ngày.
7. Khuếch tán một loại tinh dầu trong phòng ngủ
Tinh dầu có thể giúp cải thiện tắc nghẽn xoang, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu đáng tin cậy để khẳng định chắc chắn điều này.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dầu tràm trà có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, từ đó giảm nghẹt mũi.
Một nghiên cứu khác đã điều tra tác động của 1,8-cineole (một thành phần chính trong dầu khuynh diệp) và thấy rằng uống viên nang chứa chất này giúp cải thiện các triệu chứng xoang tốt.
Bên cạnh đó, dầu bạc hà có chứa methol, giúp bạn dễ thở và thư giãn hơn.
Vì vậy, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu trên vào máy khuếch tán trong phòng ngủ để hưởng được lợi ích mà chúng mà lại.
8. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ
Không khí khô có thể kích thích cổ họng và đường thở. Nếu không khí trong phòng ngủ của bạn quá khô, máy tạo độ ẩm có thể giúp ích. Thiết bị này cung cấp thêm độ ẩm vào không khí, giúp bạn dễ thở hơn.
Lưu ý: Bạn cần phải làm máy tạo độ ẩm thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
9. Giữ cho phòng ngủ của bạn mát mẻ và tối
Khi bạn ốm, những điều nhỏ nhặt có thể khiến bạn mất tập trung, không ngủ được. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy nhạy cảm hơn với ánh sáng hoặc nhiệt độ.
Giữ nhiệt độ trong phòng ngủ mát mẻ và loại bỏ hết ánh sáng có thể giúp bạn dễ ngủ hơn.
10. Băng dán thông mũi (Nasal strip)
Băng dán thông mũi giúp có thể cải thiện việc thở khi mũi bị tắc nghẽn.
Bạn có thể mua băng dán này ở hầu hết các hiệu thuốc và nên đọ kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
11. Thoa dầu bôi ấm ngực
Các loại dầu bôi ấm có thành phần khuynh diệp, bạc hà hoặc tràm trà có đặc tính chống cảm lạnh, làm loãng chất nhầy và giúp bạn dễ thở hơn.
12. Gối đầu cao khi ngủ
Nằm ngửa khi ngủ và gối đầu cao có thể giúp giảm áp lực và sự tích tụ chất nhầy trong xoang.
Bình luận của bạn