Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mãn kinh

Mãn kinh và bệnh suy giáp gây ra một số triệu chứng chồng chéo ở phụ nữ trung niên

Bệnh suy giáp làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay?

Người bệnh suy giáp nên ăn gì để giảm bệnh?

Mãn kinh ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe tim mạch?

Làm thế nào để có giấc ngủ ngon ở tuổi mãn kinh?

Mối quan hệ giữa suy giáp và mãn kinh

Suy giáp là một dạng rối loạn nội tiết khiến cơ thể bị thiếu hụt hormone tuyến giáp. Người mắc suy giáp thường gặp những triệu chứng như mệt mỏi kéo dài, tăng cân, tích mỡ trong cơ thể, tâm trạng thay đổi thất thường. Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng có thể xuất hiện ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Do đó, phụ nữ tuổi trung niên có khả năng cao bị bệnh tuyến giáp mà không được chẩn đoán.

Theo các chuyên gia, sự suy giảm hormone estrogen ở phụ nữ là nguyên nhân gây ra các triệu chứng mãn kinh, đồng thời gây ra hiện tượng viêm, khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto, suy giáp. Ngoài ra, ở phụ nữ đã bị suy giáp từ tuổi trẻ, các triệu chứng mãn kinh có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn. 

Phụ nữ trung niên có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp như suy giáp

Mãn kinh và suy giáp có thể gây ra một số triệu chứng chồng chéo như:

- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh

- Mất ngủ

- Mệt mỏi

- Tâm trạng thay đổi thất thường

- Trí nhớ kém, hay quên

- Tăng cân, tăng mỡ

- Da khô, thiếu sức sống

- Rụng tóc

Kiểm soát suy giáp trong giai đoạn mãn kinh

Phụ nữ mãn kinh nên xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế để kiểm tra tuyến giáp. Nếu tuyến giáp của bạn hoạt động bình thường, bạn không nên tự ý sử dụng các loại hormone tuyến giáp tổng hợp để giảm các triệu chứng mãn kinh. Nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao có thể gây ra cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Bạn nên trao đổi các triệu chứng với bác sỹ và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Suy giáp có thể khiến phụ nữ thiếu năng lượng để đối phó với các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Các bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể làm tăng mỡ máu, dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch và đột quỵ. Ngoài ra, suy giáp có thể gây ra tăng huyết áp và các biến chứng về tim mạch

Do đó, bệnh nhân suy giáp nên tiếp tục duy trì điều trị trong quá trình mãn kinh theo hướng dẫn của bác sỹ. Các biện pháp điều trị bệnh suy giáp và giảm triệu chứng mãn kinh có thể tương tác với nhau và cần điều chỉnh theo nhu cầu sức khỏe của phụ nữ.

Để giảm các triệu chứng của bệnh suy giáp cũng như mãn kinh, chị em ở độ tuổi 40-55 nên xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh theo một số gợi ý sau:

- Tích cực vận động thể chất để giảm hiện tượng viêm, cải thiện giấc ngủ và tâm trạng. Tuy nhiên, nên hạn chế tập luyện quá sức dẫn đến chấn thương và tăng hormone căng thẳng. Phụ nữ có thể thực hiện các bài tập yoga, thiền định và bài tập hít thở sâu.

- Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung melatonin giúp hỗ trợ giấc ngủ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ về những sản phẩm tốt cho phụ nữ mãn kinh và giúp ngăn ngừa bệnh tuyến giáp. Một số thảo dược như maca cũng giúp giảm các triệu chứng mãn kinh, giúp cân bằng nội tiết tố như nồng độ estrogen và hormone tuyến giáp.

 

Quỳnh Trang H+ (Theo Everyday Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa