Cải tiến quá trình khám chữa bệnh vì người bệnh

Quy trình khám chữa bệnh được cải tiến làm hài lòng người bệnh

Tăng giường bệnh, công tác giảm tải bệnh viện đã có biến chuyển

Bệnh viện công-tư: Nên “bắt tay” để giảm tải

Khỏe hơn để… giảm tải bệnh viện

Bộ trưởng Y tế: Nhức đầu cũng vượt tuyến, quá tải là đúng!

Bệnh viện quá tải vì trẻ loạn thần

Quy trình khám chữa bệnh có nhiều đổi mới

Thống kê của Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế cho thấy, tất cả các bệnh viện đã tổ chức triển khai thực hiện cải tiến quy trình khám bệnh, trong đó, 93% số bệnh viện có tiến hành cải tạo cơ sở hạ tầng khoa khám bệnh; Mua sắm bổ sung trang thiết bị cho khu vực ngồi chờ khám bệnh như: Bàn ghế, lắp quạt điện, ghế ngồi chờ, hệ thống phát số thứ tự khám bệnh tự động…

Đáng chú ý, tất cả các bệnh viện đều bổ sung thêm buồng khám, bàn khám bệnh, với mức tăng trung bình tới 93,3% so với trước khi triển khai, tăng nhiều nhất là bệnh viện tuyến tỉnh (tăng 145,5%), riêng tại 36 bệnh viện tuyến trung ương tăng thêm 192 buồng khám bệnh.

Đi liền với cải tạo cơ sở hạ tầng, các đơn vị đều sắp xếp, bố trí lại các bộ phận liên quan trong quy trình khám bệnh, đặt bàn, quầy và bố trí nhân viên để tiếp đón hướng dẫn người bệnh, đặt máy photocopy để chụp tài liệu cần thiết phải lưu giữ thay cho người bệnh. Khá nhiều bệnh viện đã bỏ việc tạm ứng tiền khám bệnh đối với người bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), bỏ thủ tục yêu cầu người bệnh phải photo giấy tờ tùy thân, thẻ BHYT… Một số bệnh viện cũng đã thực hiện đăng ký đặt lịch hẹn khám bệnh qua dịch vụ điện thoại hoặc website, kết quả xét nghiệm của người bệnh được nhân viên y tế trả về phòng khám của từng bác sỹ tương ứng.

Phòng chờ khám bệnh của BVĐK Lạng Sơn được đầu tư khá khang trang, sạch đẹp

Nhờ có sự cải tiến trong quy trình KCB, thời gian khám bệnh (từ khi người bệnh bắt đầu làm thủ tục đăng ký đến khám bệnh, làm kỹ thuật cận lâm sàng, kê đơn và nhận thuốc) đã giảm đáng kể so với trước. Quy trình khám bệnh đã giảm từ 12 đến 14 bước trước đây xuống còn 4, 6, 7, hay 8 bước (tùy tính chất của bệnh). Tính chung, thời gian khám bệnh trung bình đã giảm được 48,5 phút so với trước khi triển khai cải tiến quy trình. Thời gian khám lâu nhất là tại tuyến trung ương: 53,7 phút, tuyến tỉnh là 46 phút, tuyến huyện là 40,1 phút.

Nhiều mô hình cải tiến quy trình khám bệnh được ghi nhận tích cực từ các bệnh viện như: Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa các tỉnh Phú Thọ, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bệnh viện quận 2, Cấp cứu Trưng Vương của TP Hồ Chí Minh…

Giảm tải bệnh viện, lấy người bệnh là trung tâm

Các bệnh viện tuyến Trung ương đã tăng hơn 4.800 giường tương đương với 24,6% tổng số giường bệnh như: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tăng 600 giường bệnh; Bệnh viện K (tại Tân Triều, Hà Nội) tăng 700 giường bệnh; Bệnh viện Nội tiết Trung ương tăng 500 giường bệnh…

Đến cuối năm 2014, đã có thêm 3 bệnh viện được khởi công xây dựng với tổng quy mô 3.000 giường bệnh. Đó là công trình Bệnh viện Nhi Đồng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM; Bệnh viện Việt Đức (cơ sở 2) và Bệnh viện Bạch Mai (cơ sở 2 ở tỉnh Hà Nam). Bên cạnh đó, một số bệnh viện đang trong giai đoạn hoàn thiện, sắp đưa vào sử dụng sẽ tiếp tục tăng thêm từ 1.200 giường bệnh…

Nhiều bệnh viện đã giảm tải đáng kể do ngành y đã triển khai nhiều giải pháp chống quá tải.

Thống kê cho thấy có 58% số bệnh viện tuyến Trung ương có xu hướng giảm số khoa có tình trạng nằm ghép. Tại bệnh viện tuyến tỉnh cũng có tới 47% số bệnh viện có xu hướng giảm số khoa có nằm ghép. Giảm công suất sử dụng giường

Số giường bệnh/vạn dân thực kê tại ba tuyến Trung ương, tỉnh, huyện (bao gồm cả bệnh viện ngoài công lập và y tế ngành) là 28,1 giường, tăng được 3,4 giường bệnh/vạn dân so với năm 2012 (24,7 giường bệnh/vạn dân).

bệnh tuyến trên đồng nghĩa với tăng công suất sử dụng giường bệnh tuyến dưới. Có tới 25% số bệnh viện tuyến huyện có xu hướng tăng công suất sử dụng giường bệnh, trong đó nhiều bệnh viện tuyến huyện tăng công suất sử dụng giường bệnh từ 40 lên 60 - 70%.

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý KCB: “Dù đã đạt nhiều kết quả quan trọng nhưng công tác KCB vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Mỗi cơ sở KCB cần xác định lấy người bệnh làm trung tâm, để từ đó có những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng KCB đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên y tế, các bệnh viện tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, công khai minh bạch và xử lý nghiêm các tai biến y khoa và thực hiện tốt các tiêu chí chất lượng bệnh viện… là thước đo sự hài lòng của người bệnh”.

Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý